An toàn ở nhà

Những sáng kiến giữ nhà bạn an toàn với bé

Đa số sự cố xảy ra tại nhà và hơn một nửa gặp ở các bé dưới 5 tuổi. Sau đây là một số cách giúp giữ nhà bạn để bé yêu không mắc những tai nạn không ngờ đến khi ở nhà.

Cầu thang 

  • Gắn cửa chặn ở lối lên và xuống.
  • Luôn mở cửa để đi chứ đừng leo qua cửa nếu không bé sẽ bắt chước.
  • Những song chắn của cửa không cách nhau quá 10cm.
  • Không để đồ chơi hay quần áo trên cầu thang.
  • Tập cho bé leo xuống cầu thang bằng cách xoay lưng lại bò từ từ xuống. Đi lên cũng nên tập cho bé bò lên (cho đến 3 tuổi) để tránh bị té.
  • Một số thuốc tẩy rửa, nước giặt đồ có thể có chứa các chất độc hại. Nước rửa móng tay, các loại khử mùi, trang điểm, vitamin, tinh dầu, xà bông tạo bọt và cồn đều có khả năng gây hại cho bé.
  • Không nên chủ quan với các loại thuốc ngọt như sirô. Các lọ thuốc luôn phải có nhãn mác rõ ràng. Những thuốc không còn dùng thì bạn nên bỏ đi.
  • Bảo đảm tất cả các chất độc hại phải được cất kỹ trong tủ, xa tầm tay trẻ em. Thậm chí bạn phải kiểm tra xem nếu bé trèo lên ghế thì có thể mở ngăn tủ ra không. Các loại khoá tủ và ngăn kéo đều có bán ở các cửa hàng.
  • Sau khi chùi rửa, bạn nên nhớ dọn sạch sẽ, không để chất tẩy rửa sót lại cũng như cất kĩ dụng cụ vệ sinh, xa khỏi tầm tay của bé. Các loại giẻ lau và chổi cọ bồn cầu luôn là món đồ chơi hấp dẫn cho bé.
  • Thực phẩm cho chó mèo phải được cất kỹ. Mỗi khi thú cưng ăn xong bạn nên dọn dẹp ngay lập tức. 

Thuốc, hoá chất và các chất độc hại 

Nhà bếp

  • Tránh để bé chơi trong bếp.
  • Các loại dao kéo và vật nhọn hoặc nặng phải cất kỹ trong tủ có khoá.
  • Khi bạn làm bếp, lưu ý để dao và thớt sát vào trong, tránh trường hợp bé với tay kéo xuống.
  • Các thiết bị điện cũng để sát vào tường. Dây điện nên quấn gọn gàng và tắt máy sau khi sử dụng.
  • Đừng bao giờ đưa những nước nóng hoặc vật nhọn qua đầu bé.
  • Không cất những vật quý giá ở ngăn kéo dưới thấp
  • Nên dạy bé những từ “Nóng”, “Nguy hiểm”, “Dừng lại” từ lúc bé còn rất nhỏ. Chỉ dùng những từ này khi cần thiết để bé hiểu tầm quan trọng của chúng.
  • Tránh để các loại bình ngay mép bàn hay mép lò. Bạn nên nghiêm khắc với bé về việc không đụng vào lò nướng bất kể đang xài hay không.
  • Đặt thùng rác xa tầm tay của bé.
  • Vẫn nên dành 1 ngăn tủ nào đó để dành riêng cho bé chơi. Ngăn tủ có thể cất yếm đeo của bé chẳng hạn. 

Phòng chống cháy nổ

  • Nhà nên có máy báo cháy.
  • Quy định rõ ràng lối thoát hiểm khi có sự cố.
  • Chỉnh âm thanh máy báo cháy để bé quen với âm thanh đó và bé hiểu được phải di chuyển nhanh mỗi khi nghe báo động.
  • Dạy bé biết chạy nhanh ra khỏi nhà hoặc nằm thấp xuống di chuyển mỗi khi có báo cháy.
  • Không bao giờ hút thuốc ở gần chỗ bé.
  • Dạy bé biết nằm xuống và lăn vòng tròn nếu nhỡ quần áo bé bắt lửa.
  • Nên thủ sẵn tấm mền chống lửa trong bếp.
  • Bạn có thể tham khảo để mua bình chữa cháy phù hợp.
  • Nên có sẵn số điện thoại của phòng cháy chữa cháy gần nhà bạn nhất. 


 

An toàn điện máy

  • Đảm bảo hệ thống công tắc trong nhà an toàn và phù hợp.
  • Nên dùng nắp nhựa chuyên biệt để đậy hoặc dùng nội thất che chắn các lỗ điện.
  • Mỗi ổ cắm điện chỉ nên dùng cho một hoặc hai thiết bị cùng lúc để tránh cháy nổ.
  • Nên thay dây điện mới nếu có dấu hiệu rách lớp nhựa bảo vệ.
  • Dây điện luôn cuộn gọn gàng và tránh xa tầm tay của bé.
  • Đừng bao giờ để dây máy lơ lửng hoặc sát mép bàn (ví dụ như bàn ủi hay máy xay thực phẩm).
  • Tắt các ổ cắm điện khi không sử dụng. 

 

Tham khảo thêm thông tin ở mục An toàn cho trẻ hoặc Làm cha mẹ