Tam cá nguyệt thứ 2

Chào mừng bạn đến giai đoạn 2 (còn gọi là quý 2) của thai kỳ. Đến đây thì tất cả các công đoạn “công phu” nhất để tạo nên hình hài em bé đã xong. Các cơ quan thiết yếu và các hệ thống trong cơ thể bé gần như đã yên vị, và đang sẵn sàng để tiếp tục phát triển, trưởng thành. Trong giai đoạn 2 của thai kỳ, em bé của bạn sẽ có kích thước tăng lên 3-4 lần, và càng ngày sẽ càng trông ra hình ra dáng hơn.

Hầu hết phụ nữ đều cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi qua giai đoạn này. Những cơn ốm nghén gần như làm cạn kiệt sức lực ở giai đoạn đầu giờ đây đã trở nên ổn, và bạn đã có thể trở về với trạng thái sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt lớn.

Có ai thấy vòng eo của mình không nhỉ?

Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó khăn để che giấu cái bụng ngày một to lên của mình. Lúc nào dễ bị nhận diện ra nhất còn tùy thuộc vào kích thước và tầm vóc tổng thể của mỗi người, vào việc họ đã từng có con hay chưa, việc họ tính toán ngày giờ chính xác đến mức nào, và thậm chí vào cả sắc thái các cơ bụng của họ. Vào đầu giai đoạn hai, tử cung mới chỉ bắt đầu nâng lên từ vùng xương mu trung tâm. Trước đó, nó được bảo vệ bên trong khoang chậu nhưng giờ đây đã quá lớn nên cần được nâng ra ngoài.

Đừng lo lắng nếu bạn vẫn không thể cảm thấy gì khi dùng tay nhấn thử vào bụng. Ở giai đoạn này thì việc nhìn thấy bụng mình lớn bao nhiêu sẽ không thể giải thích được em bé bên trong phát triển hay khỏe mạnh bao nhiêu.

Những thay đổi về mặt thể chất trong giai đoạn 2 của thai kỳ

  • Chứng nghẹt mũi có thể sẽ tiếp tục làm bạn khó chịu thêm vài tuần nữa. Cố gắng hạn chế ở những nơi có độ ẩm thấp, hay những nơi phải sử dụng máy lạnh. Để một thau nước nhỏ, hoặc dùng máy làm ẩm trong phòng có thể sẽ giúp bạn thở dễ hơn.
  • Kích thước và vóc dáng của bạn sẽ thay đổi trong vài tháng tới. Hình dáng mang bầu của mỗi phụ nữ đều rất khác nhau. Nhiều người cho rằng họ có thể đoán được giới tính của em bé dựa vào mức độ nhô ra của bụng bầu. Điều này trên thực tế không có bằng chứng khoa học, tuy nhiên nó cũng không có nguy hại gì ngoài việc chúng ta có thêm một câu chuyện vui nho nhỏ.
  • Bạn hãy sẵn sàng cho những cơn co thắt (có tên khoa học là Braxton Hicks) từ khoảng tuần 26 trở đi. Đây là những cơn co dạ con không đau để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ sau này và tăng cường việc lưu thông máu. Nếu đã từng có con trước đây thì có thể bạn sẽ nhận diện ra những cơn đau này sớm hơn. 
  • Trong vài tuần tới, một điều nên lưu ý là ghi lại nơi mình cất những món đồ cần thiết hay quan trọng, bởi vì một trong những triệu chứng phổ biến lúc này là chứng “giảm trí nhớ thai kỳ”. Đừng quá lo lắng nghĩ rằng mình đã làm mất món đồ gì đó. Cố gắng tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc, và thỉnh thoảng cũng phải biết tự cười nhạo mình. Hài hước một chút sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn.
  • Có những lúc bạn cảm thấy lo lắng, không biết em bé có ổn không, và mình sẽ đối phó thế nào nếu nó không ổn. Vào giai đoạn này, bạn sẽ có cảm giác hơi lo âu vì mọi thứ không thể quay trở lại được nữa. Có thai và sinh em bé là một việc mà không ai có thể dám nói trước điều gì chắc chắn 100%, nhưng bạn hãy yên tâm, tạo hóa khi nào cũng diệu kỳ, và mọi thứ đâu rồi cũng sẽ vào đó.
  • Bạn cần bắt đầu đi khám thai định kỳ để kiểm tra xem có vấn đề gì hay không. Thông thường, bạn sẽ được cân trọng lượng, đo vòng bụng, đo huyết áp, và kiểm tra nước tiểu mỗi khi khám. Thường là bạn sẽ khám định kỳ mỗi 4 tuần trong suốt giai đoạn hai của thai kỳ.
  • Xem lại chế độ ăn uống của mình có ổn không. Thật ra, bạn không cần phải ăn cho hai người, chỉ cần thực sự tốt cho một người. Phải đảm bảo bữa ăn của bạn giàu carbohydrate và protein, sắt và canxi. Hãy nhớ rằng, tất cả những món bạn ăn vào cuối cùng sẽ đến em bé và giúp bé phát triển.
  • Chuẩn bị tinh thần để tăng cân trong suốt quý hai. Hầu hết bà bầu thấy trọng lượng của mình vẫn ổn định trong quý đầu tiên, hoặc thậm chí tuột xuống do bị ốm nghén. Đừng quá căng thẳng nếu bạn tăng cân nhanh, tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng mức tăng tốt nhất là từ 10 đến 12 kg. Việc tăng nhiều hơn con số này có thể dẫn đến một số vấn đề cho thai kỳ và cho quá trình chuyển dạ.

Những thay đổi về mặt cảm xúc trong giai đoạn 2 của thai kỳ

  • Trong vài tuần tới, một điều nên lưu ý là ghi lại nơi mình cất những món đồ cần thiết hay quan trọng, bởi vì một trong những triệu chứng phổ biến lúc này là chứng “giảm trí nhớ thai kỳ”. Đừng quá lo lắng nghĩ rằng mình đã làm mất món đồ gì đó. Cố gắng tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc, và thỉnh thoảng cũng phải biết tự cười nhạo mình. Hài hước một chút sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn.
  • Có những lúc bạn cảm thấy lo lắng, không biết em bé có ổn không, và mình sẽ đối phó thế nào nếu nó không ổn. Vào giai đoạn này, bạn sẽ có cảm giác hơi lo âu vì mọi thứ không thể quay trở lại được nữa. Có thai và sinh em bé là một việc mà không ai có thể dám nói trước điều gì chắc chắn 100%, nhưng bạn hãy yên tâm, tạo hóa khi nào cũng diệu kỳ, và mọi thứ đâu rồi cũng sẽ vào đó.
  • Bạn cần bắt đầu đi khám thai định kỳ để kiểm tra xem có vấn đề gì hay không. Thông thường, bạn sẽ được cân trọng lượng, đo vòng bụng, đo huyết áp, và kiểm tra nước tiểu mỗi khi khám. Thường là bạn sẽ khám định kỳ mỗi 4 tuần trong suốt giai đoạn hai của thai kỳ.
  • Xem lại chế độ ăn uống của mình có ổn không. Thật ra, bạn không cần phải ăn cho hai người, chỉ cần thực sự tốt cho một người. Phải đảm bảo bữa ăn của bạn giàu carbohydrate và protein, sắt và canxi. Hãy nhớ rằng, tất cả những món bạn ăn vào cuối cùng sẽ đến em bé và giúp bé phát triển.
  • Chuẩn bị tinh thần để tăng cân trong suốt quý hai. Hầu hết bà bầu thấy trọng lượng của mình vẫn ổn định trong quý đầu tiên, hoặc thậm chí tuột xuống do bị ốm nghén. Đừng quá căng thẳng nếu bạn tăng cân nhanh, tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng mức tăng tốt nhất là từ 10 đến 12 kg. Việc tăng nhiều hơn con số này có thể dẫn đến một số vấn đề cho thai kỳ và cho quá trình chuyển dạ.

Những thay đổi về mặt cảm xúc trong giai đoạn 2 của thai kỳ

  • Trong vài tuần tới, một điều nên lưu ý là ghi lại nơi mình cất những món đồ cần thiết hay quan trọng, bởi vì một trong những triệu chứng phổ biến lúc này là chứng “giảm trí nhớ thai kỳ”. Đừng quá lo lắng nghĩ rằng mình đã làm mất món đồ gì đó. Cố gắng tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc, và thỉnh thoảng cũng phải biết tự cười nhạo mình. Hài hước một chút sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn.
  • Có những lúc bạn cảm thấy lo lắng, không biết em bé có ổn không, và mình sẽ đối phó thế nào nếu nó không ổn. Vào giai đoạn này, bạn sẽ có cảm giác hơi lo âu vì mọi thứ không thể quay trở lại được nữa. Có thai và sinh em bé là một việc mà không ai có thể dám nói trước điều gì chắc chắn 100%, nhưng bạn hãy yên tâm, tạo hóa khi nào cũng diệu kỳ, và mọi thứ đâu rồi cũng sẽ vào đó.

Những gợi ý cho giai đoạn 2 của thai kỳ 

  • Bạn cần bắt đầu đi khám thai định kỳ để kiểm tra xem có vấn đề gì hay không. Thông thường, bạn sẽ được cân trọng lượng, đo vòng bụng, đo huyết áp, và kiểm tra nước tiểu mỗi khi khám. Thường là bạn sẽ khám định kỳ mỗi 4 tuần trong suốt giai đoạn hai của thai kỳ.
  • Xem lại chế độ ăn uống của mình có ổn không. Thật ra, bạn không cần phải ăn cho hai người, chỉ cần thực sự tốt cho một người. Phải đảm bảo bữa ăn của bạn giàu carbohydrate và protein, sắt và canxi. Hãy nhớ rằng, tất cả những món bạn ăn vào cuối cùng sẽ đến em bé và giúp bé phát triển.
  • Chuẩn bị tinh thần để tăng cân trong suốt quý hai. Hầu hết bà bầu thấy trọng lượng của mình vẫn ổn định trong quý đầu tiên, hoặc thậm chí tuột xuống do bị ốm nghén. Đừng quá căng thẳng nếu bạn tăng cân nhanh, tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng mức tăng tốt nhất là từ 10 đến 12 kg. Việc tăng nhiều hơn con số này có thể dẫn đến một số vấn đề cho thai kỳ và cho quá trình chuyển dạ.

Bây giờ, hãy xem em bé của bạn thay đổi như thế nào trong quý 2 này nhé.

Phát triển của thai nhi theo tuần

Tuần này em bé đã có thể nuốt và chẳng bao lâu sẽ thông thạo việc nuốt nước ối vào trong, rồi lại tái chế qua đường thận. Nghe có vẻ không có gì là ngon, nhưng đây là một cách thức quan trọng để xác định xem bé có vấn đề gì về thận hay không. Nó cũng góp phần giúp phổi phát triển.

Thêm thông tin về Mang thai tuần thứ 13

Lúc này, em bé của bạn dài gần 10 cm, bắt đầu tích cực di chuyển, và luân phiên xen kẽ nghỉ ngơi. Các chuyển động này giúp cho cơ bắp của bé phát triển, củng cố mạng lưới các hệ thần kinh kết nối não, tủy sống và các cơ bắp.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 14

Thân mình bé bắt đầu duỗi thẳng ra và các chân cũng dài hơn. Cơ thể bé nhỏ đã có lông tơ, và tuần này sẽ phát triển thêm lông mày và lông mi mắt. Bạn đừng lo lắng về đám lông tơ, chúng sẽ dần rụng đi và sẽ biến mất khi bé chào đời, trừ khi bé đến với bạn sớm hơn dự tính.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 15

Nếu đây là lần đầu tiên mang thai, bạn có thể sẽ cảm nhận được bé “máy” vào thời gian này. Nếu đã từng có thai trước đây thì lần này bạn thậm chí có thể nhận biết điều đó sớm hơn nữa, ngay từ khoảng tuần thứ 14.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 16

Tuần này, em bé đã lớn bằng cỡ quả xoài, hoặc có thể hơn một chút. Trên bề mặt da bé hình thành một lớp phủ nhờn màu trắng, có nhiệm vụ bảo vệ làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 17

Chiều dài của bé bây giờ là khoảng 15 cm. Lúc này, bạn đã có thể biết được giới tính của bé bằng hình ảnh siêu âm. Tử cung của bạn lúc này đã được nâng lên tới rốn.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 18

Đến tuần này, bé có chiều dài tương đương một quả chuối. Các cánh tay và chân đã thành hình dạng chuẩn và cân xứng với nhau. Lúc này, bạn sẽ có thể cảm nhận được những cú đá chân hoặc hích tay thường hơn, vì chúng có vẻ đã mạnh mẽ và chủ động nhiều hơn lúc trước.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 19

Bây giờ, em bé nghe được rất nhiều âm thanh xung quanh mình, do vậy, bạn hãy tập thói quen trò chuyện với bé, cho bé nghe nhạc, hoặc để ba của bé áp sát bụng và thủ thỉ với bé. Như vậy, khi chào đời, bé sẽ sớm có phản ứng như đã quen thuộc với giọng nói của ba mẹ, và bạn sẽ cảm thấy thật ấm áp và thú vị.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 20

Trong tháng tới, bé của bạn sẽ tăng gấp đôi trọng lượng do sự hình thành các chất béo quan trọng cần thiết cho cơ thể cũng như sự phát triển của da. Bạn sẽ thấy cơ thể mình cũng to và nặng lên hơn.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 21

Chiều dài của bé lúc này là khoảng 25 cm. Khi bé thực hiện cử động hít thở thì nước ối cũng bị hút vào và ra khỏi phổi. Sẽ cần rất nhiều năng lượng cho sự phát triển của bé vào giai đoạn này, với việc hình thành các lớp chất béo quan trọng. Lúc này, lông mày, lông mi, và tóc tiếp tục thành hình.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 22

Các túi khí được hình thành trong phổi để chuẩn bị cho hơi thở đầu tiên khi bé chào đời. Có rất nhiều công đoạn phát triển của phổi diễn ra trong tuần này, dù bạn vẫn đang thực hiện công việc hít thở cho bé. Phổi cần phải được chuẩn bị sẵn sàng để bé có thể tự thở ngay khi vừa lọt lòng mẹ.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 23

Mắt của bé đã có thể thật sự nhìn thấy, và vì vậy, trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng bên ngoài bụng mẹ. Bé có thể cảm nhận, và sẽ có phản ứng di chuyển đáp lại những đụng chạm hoặc tác động nhẹ từ bên ngoài bụng mẹ. Vào tuần này thì em bé của bạn có kích thước tương tự như bánh nhau thai.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 24

Sẽ có rất nhiều cử động với những cú đá hoặc duỗi mạnh trong tuần này. Tuy vậy, em bé vẫn còn đang tập thở, và nếu được sinh ra trong tuần này thì chắc chắn bé sẽ cần phải trợ thở. Nếu bạn nhìn thấy, hay cảm nhận những nhịp đập đều đặn, lặp đi lặp lại ở bụng, thì đó có thể là do em bé đang bị nấc cụt.

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 25

Tuần này, em bé của bạn nặng khoảng 900gram. Đầu của bé đã có tỷ lệ tương xứng với cơ thể, và trông gần giống như bình thường. Có rất nhiều sự phát triển ở não diễn ra trong quá trình ngủ, và từ tuần này, bé đã bắt đầu có giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) - giấc ngủ có động mắt nhanh).

Thêm thông tin về Mang thai Tuần thứ 26