Sữa bột và hàm lượng dinh dưỡng

Nếu bạn đã từng tìm kiếm thông tin về sữa công thức cho bé sơ sinh, bạn sẽ thấy thông tin không nhiều lắm. Bạn đừng lo, hầu như ở đâu cũng vậy. Chính sách các nước không khuyến khích các công ty sữa đẩy mạnh sản phẩm sữa công thức cho bé sơ sinh (bằng quảng cáo hay khuyến mãi) nguyên nhân là do các hình thức tiếp thị có thể tạo ảnh hưởng cực lớn lên chương trình sức khoẻ cộng đồng cũng như nhận thức của người tiêu dùng. Thật sự là nhu cầu thông tin về vấn đề này là rất nhiều – ngay chính các chuyên gia sức khoẻ cũng muốn tìm kiếm thông tin để tư vấn bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Do tầm quan trọng của việc chăm sóc bé, ba mẹ các bé cần thiết phải có thông tin và hỗ trợ về sữa công thức khi cần. Tổ chức Y tế Thế giới cũng quy định khi tiếp thị về sự thay thế sữa mẹ thì luôn nêu ra lợi ích của việc cho bú mẹ, không nêu những bất lợi, đồng thời luôn có sẵn thông tin cho các lựa chọn liên quan.

Chúng ta có thể xem xét một số vấn đề ba mẹ sẽ gặp phải khi dùng sữa công thức cho bé. Các sữa công thức như là sữa dùng cho bé sinh non hoặc bé phải nằm viện sẽ không được bàn tới do phụ thuộc nhu cầu nuôi ăn và chăm sóc chuyên biệt.

Ai là người quyết định?

Các nhà sản xuất sữa công thức phải tuân thủ các quy định liên quan đến một loạt các yếu tố sau, bao gồm nhưng không giới hạn:

  • Đạm (phải trong giới hạn cho phép) và nguồn gốc đạm (đậu nành, sữa bò, gạo,v.v...).
  • Năng lượng và chất béo (phải trong giới hạn cho phép).
  • Số loại lẫn số lượng các loại vitamin, chất khoáng và các thành phần được cho là có hoạt tính sinh học như dầu cá và men vi sinh chẳng hạn.
  • Thông tin rõ ràng về liều dùng và cách pha.
  • Nồng độ nhôm tối đa.
  • Tuổi bé tuỳ theo loại sữa.
  • Kích thước chữ viết trên nhãn sữa.
  • Hàm lượng bột đường.
  • Tỉ lệ chất béo cần thiết (LA và ALA).
  • Tỉ lệ omega 6/omega 3 (EPA và DHA).

Các loại vitamin và chất khoáng thường có quy định nồng độ tối đa như vitamin C và các loại vitamin B, mặc dù một số chất khoáng được kiểm soát gián tiếp qua tỷ lệ vitamin và chất khoáng. Hơn nữa, hàm lượng amino acid và chất đạm được kiểm soát để tránh thận của bé bị quá tải, vì chất đạm thường là các phân tử lớn và nặng kí. Và dĩ nhiên, các chất phụ gia cũng phải tuân theo luật chặt chẽ.

Ngoài ra, các khuyến cáo cũng đề nghị cách pha phải tuân thủ theo hướng dẫn. Có thể bạn không để ý nhưng hầu như hộp sữa công thức nào cũng khuyến cáo “Sữa mẹ là tốt nhất cho bé. Trước khi bạn quyết định sử dụng sản phẩm này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn”. Thành phần trong sữa bắt buộc phải được kê khai rõ ràng và được kiểm soát chặt chẽ. Bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi biết một số thứ mà công ty sữa không được phép đưa lên nhãn sữa như là:

  • Hình em bé.
  • Dùng từ “giống sữa mẹ”.
  • Tuyên bố sữa này là phù hợp cho tất cả các bé sơ sinh.

Còn rất nhiều quy định khác cho bạn thấy rằng sữa công thức được quy định rất khắt khe vì nó liên quan sức khoẻ và dinh dưỡng cho bé.

Sữa công thức là gì?

Sữa công thức thường gặp giống sữa bò, trong đó thành phần đạm chủ yếu gồm 2 loại là casein (có thể đông tạo thành phô mai) và whey (phần nước sau khi loại bỏ casein). Bởi vậy sữa công thức có thể có nhiều casein hoặc nhiều whey, loại thường gặp là sữa có whey chiếm ưu thế. Các loại khác có thể làm từ đậu nành hoặc đậu nành kết hợp sữa dê, thường không chứa whey và casein.

Hiện nay có hơn 20 loại sữa công thức khác nhau cho nhiều độ tuổi của trẻ sơ sinh đủ tháng (sơ sinh, bé 2-6 tháng, v.v....). Lựa chọn đúng loại sữa công thức phù hợp cho bé là nhiệm vụ khó khăn của các bậc phụ huynh. Những tuyên bố về thành phần siêu việt cũng như chức năng dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của bé có thể làm bạn vô cùng bối rối.

Bạn có thể tham khảo Các loại sữa công thức để có cái nhìn đơn giản hơn về các loại sữa khác nhau.

Em bé, dị ứng và sữa công thức

Tình trạng không dung nạp chất thường bị nhầm với dị ứng thực phẩm. Hai loại này rất khác nhau và cần được hiểu cho đúng. Ví dụ, không dung nạp thực phẩm thường không liên quan tới phản ứng miễn dịch của cơ thể, do đó không thể gọi là dị ứng. Tình trạng không dung nạp thường gặp bao gồm bất dung nạp lactose, bất dung nạp các chất sản sinh tự nhiên trong thực phẩm như salicylates hoặc phản ứng với chất bảo quản, chất tạo màu và phụ gia. Triệu chứng của các phản ứng có thể xảy ra độc lập hoặc phối hợp, độ nặng tuỳ thuộc vào mỗi bé và liều dùng.

Trong khi đó, dị ứng thực phẩm lại liên quan đến phản ứng miễn dịch với một loại đạm nào đó trong thức ăn. Khi dị ứng xảy ra, cơ thể sẽ phản ứng với chất đạm trong thức ăn như vật thể lạ xâm nhập, làm cho tiết ra các chất như histamine, kháng thể và các chất miễn dịch khác. Các đáp ứng dị ứng như vậy luôn có sự xuất hiện kháng thể tạo ra bởi hệ miễn dịch, gây nên các dấu hiệu và triệu chứng không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Khuyến nghị giảm hoặc phòng ngừa dị ứng và bất dung nạp chất trong thực phẩm

Tất cả phụ nữ đều được khuyên nên cho bé bú mẹ trong 6 tháng. Khi bắt đầu cho ăn bổ sung, bé có thể dùng sữa công thức thuỷ phân (HF). Có 2 loại HF: sữa thuỷ phân một phần có thể mua dễ dàng ở các cửa hàng và sữa thuỷ phân toàn phần cần có toa bác sĩ mới mua được.

Sữa thuỷ phân một phần (H.A)

Như chúng ta biết, đa số sữa công thức đều có thành phần giống sữa bò chứ không giống sữa mẹ, do đó các chất đạm có thể bị xem như vật thể lạ với cơ thể. Sữa thuỷ phân một phần (được đánh dấu trên hộp là H.A) chứa các chất đạm đã được bẻ nhỏ để dễ tiêu hoá và giảm khả năng đe doạ sự đề kháng của bé.

Sữa thuỷ phân một phần thường dành cho các bé trào ngược hoặc lồng ruột. Sữa thuỷ phân một phần không bị vón cục trong dạ dày như sữa có casein. Do đó, sữa thuỷ phân được tiêu hoá dễ dàng như sữa mẹ. Một số công ty sữa áp dụng nồng độ đạm trong sữa thấp cho gần giống với sữa mẹ. Tuy nhiên tới nay thì chỉ có một loại sữa thuỷ phân được chấp nhận thôi. Nghiên cứu cho thấy sữa này giúp giảm tải quá trình chuyển hoá khi tiêu hoá các chất đạm trong sữa. Nó giúp cho tiêu hoá nhanh hơn, giảm táo bón, giảm dị ứng và giảm quá tải lên các nội tạng, như thận chẳng hạn.

Táo bón

Táo bón thường gặp ở các bé bú sữa công thức vì sữa công thức khó tiêu hoá và có thể làm cho ruột hấp thu nước nhiều hơn để giúp thận chuyển hoá các loại protein trong sữa. Khi dịch bị hấp thụ hết qua các kênh của ruột, bé có xu hướng bị bón nhiều hơn vì phân bị khô và khó di chuyển. Bạn cũng lưu ý khi bé đi cầu bé rặn đỏ mặt và có vẻ rên rỉ thì không có nghĩa là bé bị bón. Táo bón xảy ra khi phân khô và cứng, khó đi. Ngay cả các bé vài ngày mới đi cầu một lần cũng không phải là táo bón. Tuy nhiên khi bé thay đổi thói quen đi cầu thì bạn cần kiểm tra nguyên nhân tại sao.

Đối với các bé bú sữa công thức, cần kiểm tra:

  • Kích thước muỗng múc bột sữa có thể khác nhau tuỳ loại sữa nên bạn cần kiểm tra cách pha kỹ đối với từng loại sữa.
  • Tỷ lệ sữa : nước. Đảm bảo không nén chặt sữa trong muỗng múc sữa. Luôn đong nước trước. Bạn luôn có thể gọi đường dây nóng của các hãng để kiểm tra.
  • Có loại sẽ phù hợp với bé, nhưng cũng có loại không. Nghiên cứu cho thấy sữa có thêm men vi sinh có thể làm mềm phân cũng như thành phần đạm có thể ảnh hưởng việc đi cầu của bé.

Nếu bé không chịu bú hết bình thì sao?

Lý tưởng nhất vẫn là cho bé bú mẹ theo yêu cầu. Và dĩ nhiên nếu bú bình thì cũng nên cho bé bú theo nhu cầu. Các bé sẽ có nhu cầu bú khác nhau ở mỗi cữ bú cũng như số cữ bú trong ngày. Bú theo nhu cầu sẽ cho phép bé học cách tự điều chỉnh cũng như thói quen tự ăn sau này. Không cần ép bé phải bú hết bình. Quan trọng là bé khoẻ mạnh. Hãy tuân theo sự hướng dẫn của bé: bé tiểu ra tã 6-8 lần/ngày, tăng cân đều đặn, hoạt bát và lanh lẹ. Nếu tốc độ phát triển của bé ổn định thì nghĩa là những gì bé đang ăn đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Sau đây là ví dụ về thể tích sữa công thức cần dùng cho bé sơ sinh và bé tập đi:

Bảng 1: Thể tích trung bình cần cho bé sơ sinh và trẻ tập đi

Tuổi

Lượng sữa theo cân nặng hằng n daily

1 ngày tuổi

30 ml

2 ngày tuổi

60 ml

3 ngày tuổi

90 ml

4 ngày tuổi

120 ml

5 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi

150 ml

180-200ml đối với bé sinh non

3 - 6 tháng

120 ml

6 - 12 tháng

90-100 ml

1 - 2 tuổi

90 ml

 Điểm quan trọng khi bú bình

  • Các hướng dẫn cho sữa công thức chỉ là tham khảo, đáp ứng của bé mới là hướng dẫn quan trọng cho bạn.
  • Luôn kiểm tra nhiệt độ của sữa lên phần da cổ tay của bạn.
  • Luôn giữ bé khi cho bú để tránh trào, sặc, nhiễm trùng tai hoặc sâu răng.
  • Tận hưởng khoảng thời gian cho bé bú và giao tiếp với bé.
  • Không bao giờ để bé vừa ăn vừa ngủ gật vì có thể gây sâu răng.

Đề nghị một loại sữa công thức cho bé

Đây không phải là nhiệm vụ đơn giản. Sữa công thức có LCPs, beta-carotene, nucleotides hay men vi sinh sẽ đắt hơn. Bạn nên nhớ nếu bạn không đủ khả năng mua cho bé những loại sữa này thì cũng không có vấn đề gì cả. Các công ty sữa được quản lý rất khắt khe nên thật ra mà nói thì các hiệu sữa này hầu như giống nhau. Chưa có bằng chứng nào cho thấy những chất bổ sung đem lại hiệu quả lâu dài thật sự cả. Sự tăng trưởng và phát triển của bé sơ sinh rất phức tạp, trong đó bao gồm cả các phản ứng với hàng loạt yếu tố khác nhau. Ngay cả khi chúng thật sự có lợi thì hàm lượng chúng là quá nhỏ để có thể ảnh hưởng sự phát triển của bé cũng như nhiều bé phát triển rất tốt mà không cần các chất đó.

Cuối cùng, quan trọng nhất là nhiều khi bạn phải thử vài loại mới tìm ra loại hợp với con bạn.

Tại sao sữa bò không hợp với bé?

Có nhiều nguyên nhân lý giải tại sao sữa bò hay nhiều loại sữa khác không phù hợp cho bé. Sữa bò không những có lượng đạm không phù hợp (nhiều hơn sữa mẹ 2.5 lần) mà chất lượng đạm cũng không thích hợp, và nó cũng khó tiêu hoá vì nó chiếm 80% là casein. Hơn nữa, bé cũng khó hấp thu các loại chất béo trong sữa bò (sữa mẹ chỉ có hơn 50% chất béo). Sữa bò còn có thể gây chảy máu trong ruột và lượng can xi có thể làm ảnh hưởng nồng độ sắt. Và cuối cùng, nhiều chất dinh dưỡng trong sữa bò có nồng độ quá thấp so với nhu cầu của bé như vitamin A, D, C, E và sắt.

Nước lọc hay nước vòi

Bạn có thể được khuyến cáo nên dùng nước đóng chai để pha sữa. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây cho thấy nước đóng chai hay nước sôi để nguội đều an toàn như nhau.

Cẩn thận vẫn trên hết

Nếu bạn có bất kì lo lắng nào về việc ăn uống, tăng trưởng hay sức khoẻ của bé thì đừng do dự mà nên đến gặp bác sĩ ngay. Những thay đổi nhỏ từ bé có thể gây ra tác động lớn đến tốc độ tăng trưởng, quá trình chuyển hoá và những cơ quan đang phát triển.