Thai nhi tuần 38

Chúc mừng bạn đã đi đến tuần thứ 38 của thai kì. Mặc dù có thể bạn đã từng nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ đạt đến mốc này, thì giờ hãy coi đó như một sự khen ngợi dành cho mình. Bạn có thể cảm thấy quá mệt mỏi trong suốt thời kì thai nghén rồi và bây giờ bạn chỉ muốn nó kết thúc mà thôi. Bạn cảm thấy việc đi đứng, sinh hoạt càng ngày càng rất bất tiện và năng lượng của mình đi đâu hết mất. Rất là khó để tập trung lâu vào việc gì đó hoặc là đặt ra các kế hoạch cho em bé. Như thể là cuộc sống của bạn đang bị treo lơ lửng trong thời gian này.

Thời điểm này việc “làm ổ”, đứng, sinh hoạt càng ngày càng rất bất tiện và năng lượng của mình đi đâu hết mất. Rất là khó để tập trung lâu vào việc gì đó hoặc là đặt ra các kế hoạch cho em bé. Như thể là cuộc sống của bạn đang bị treo lơ lửng trong thời gian này.

Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng coi cái mốc 38 tuần là lúc bắt đầu có thể yên tâm ngơi nghỉ. Một số người sẽ thấy điên đầu về việc dọn dẹp và nhìn thấy bụi bẩn ở mọi góc nhà. Không có phòng nào sạch khuẩn cả và để chuẩn bị một căn nhà sạch tinh tươm chào đón em bé là ưu tiên số một của họ. Các ông chồng có thể cảm thấy điều này có chút gì đó buồn cười. Nhưng hiện tượng “làm ổ” này rất phổ biến và cũng hoàn toàn dễ hiểu khi các bà mẹ muốn có một môi trường sạch và an toàn cho em bé.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần 38

  • Bạn sẽ phải trải qua nhiều cơn co thắt Braxton Hicks, vốn giúp thúc đẩy lưu thông máu đã được oxi hóa vào tử cung và bé. Đôi khi những cơn co bóp này rất mạnh nhưng bạn cũng không cần phải bận tậm trừ khi bạn cảm thấy đau. Nếu thấy khó chịu, bạn có thể tắm nước ấm hoặc thay đổi tư thế, sẽ dễ chịu hơn nhiều.
  • Nếu bé đã chúi xuống khung chậu của bạn thì hình dạng cơ thể bạn sẽ thay đổi và mọi người thường trêu là bạn “đã tụt”. Mặc dù điều này làm cho bạn dễ thở hơn nhưng áp lực lên bàng quang của bạn sẽ lớn hơn. Nhà vệ sinh sẽ là nơi mà bạn viếng thăm nhiều nhất. Hãy tin tưởng rằng mọi thứ đang tiến triển tốt.
  • Nếu nước ối của bạn rỉ ra từ âm đạo, những cơn co bóp đến khoảng 15 phút một lần, hoặc là những cơn đau lưng dồn liên tiếp, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ. Tất cả đều có thể là triệu chứng của một cơn đau đẻ thật sự.
  • Bạn sẽ cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn ở khung xương chậu. Nếu bạn đã từng có em bé trước đây, bạn sẽ cảm thấy cơ thể bạn không thể giữ được em bé nữa đặc biệt là khi bạn đứng. Các cơ xương chậu đang phải làm việc hết sức mình để giữ được trọng lượng tập trung của tử cung và giống như cái dây bị căng quá đà, nó vẫn chùng xuống ở những điểm quan trọng. Cố gắng ngồi khi có thể. Hãy tìm một chiếc ghế thoải mái, uống nước, đọc sách và nhớ để điện thoại bên cạnh. Bạn không cần phải giải thích với bất kì ai khi bạn đã ở tuần thứ 38, đây là một trò chơi chờ đợi.
  • Vùng da bụng bị kéo dãn và căng như một cái trống. Rốn của bạn trông như thể nó bị bục ra ngoài và vết rạn da của bạn sẽ có màu tím hoặc màu đỏ đậm. Bạn có cảm giác da bụng của bạn không thể căng hơn được nữa nhưng không phải thế. Nếu bạn vòng tay xung quanh xuống dưới bụng bầu, các ngón tay của bạn thậm chí còn không chạm được vào nhau.

Thay đổi tâm lý

  • Bạn sẽ cảm thấy ruột gan nóng như lửa đốt. Bạn đã mong chờ đến thời điểm này từ rất lâu rồi và nếu vẫn chưa có gì xảy ra, bạn có thể cảm thấy hơi thất vọng. Gia đình và bạn bè thân thiết sẽ thường xuyên hỏi thăm xem bạn đã đẻ chưa. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời cùng một câu hết lần này đến lần khác. Tốt hơn hết là bạn nhắn họ đừng sốt ruột, khi nào có tin mới bạn sẽ báo.
  • Bạn sẽ có một cảm xúc lẫn lộn mong chờ và háo hức, lo lắng và sốt ruột. Đây là một tuần của cảm xúc và nó có thể trở nên tồi tệ nếu bạn cảm thấy bạn không điều khiển được những gì đang xảy ra. Nếu bạn lo lắng bạn sẽ đối phó thế nào với cơn đau khi sinh con, hãy đọc tất cả những gì có thể về các cách giảm đau. Hãy nói với bác sĩ hoặc hộ sinh bạn muốn mọi việc diễn ra thế nào và lên kế hoạch đầy đủ cho việc sinh nở của mình.

Những thay đổi của em bé trong tuần này

  • Mặc dù có thể bạn cảm thấy mình đã mất hết cả kiên nhẫn, thì em bé cũng vẫn cứ ung dung như thường. Mặc dù trong bụng mẹ có ấm áp thế nào thì bé cũng sẽ phải ra ngoài sớm thôi chứ không thể ở lì trong đó được. Bé của bạn gập người một cách hoàn hảo trong tử cung đến nỗi mà sau khi sinh ra, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sao bé có thể nằm vừa khít trong cơ thể bạn. Những ngày ngay sau khi sinh, bé sẽ nằm và uốn người theo đúng tư thế ở trong bụng mẹ trong suốt thai kì.
  • Y tá hoặc bác sĩ sẽ hỏi bạn về những chuyển động của bé, bé có tích cực khua khoắng tay chân hay không, hỏi xem bạn có cảm nhận những thay đổi hoạt động của bé hay không. Họ thậm chí còn yêu cầu bạn ghi lại để mang tới khi đi khám thai. Bạn có thể phải làm CTG (ghi tim thai và cơn gò sản phụ), kiểm tra nhịp tim của bé cũng như các chuyển động trong tử cung. Việc làm này sẽ giúp bé được chăm sóc tốt hơn về sau.

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần 38

  • Đừng đợi đến phút cuối mới chuẩn bị đồ dùng để đi viện. Việc phải cố gắng tìm các vật dụng cần thiết vào những phút cuối này sẽ tạo ra quá nhiều áp lực không đáng có. Bạn chỉ cần mang ít đồ thôi vì nếu bạn sinh thường thì bạn phải ở lại bệnh viện nhiều nhất là 3 ngày. Hầu hết bà bầu đều mặc quần áo bình thường của họ chứ không mặc đồ ngủ, vì thế hãy chọn những bộ thoải mái, dễ mở ở phía trên nếu bạn định cho con bú.
  • Nếu bạn không định cho con bú, bạn cần chuẩn bị các vật dụng và công thức riêng. Hãy xác nhận lại với bệnh viện bạn cần sắp xếp những gì có thể để rửa và vệ sinh núm vú cao su cho con bạn.
  • Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi khi mang thai rồi và muốn được kích đẻ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Lựa chọn này phụ thuộc vào từng người, tuy nhiên rất nhiều yếu tố cần được cân nhắc trước khi quyết định. Hãy lưu ý rằng đối với những trường hợp kích đẻ thì khả năng phải sử dụng đến dụng cụ sẽ cao hơn là chờ đến cơn đau đẻ tự nhiên.
  • Nếu bạn đã được chỉ định mổ đẻ thì bạn có thể sẽ được gặp bé vào cuối tuần 38 này.

Xem tiếp mang thai tuần thứ 39.

Xem thêm thông tin tại Mang thaiThai kỳ theo tuần.