Thụ thai ngay thời điểm rụng trứng

Thụ thai có vẻ là quá trình đơn giản, nhưng thật sự cần rất nhiều yếu tố để quá trình này diễn ra.

Yếu tố đầu tiên là quá trình rụng trứng xảy ra khi trứng khoẻ mạnh, trưởng thành và sẵn sàng thụ tinh với tinh trùng khoẻ mạnh. Nếu trứng không rụng, không trưởng thành hoặc rụng trễ thì quá trình thụ tinh không xảy ra.

Thụ thai trong lúc rụng trứng phụ thuộc vào sự phối hợp các loại hoóc môn, sinh học, thời gian và giao hợp. Ngoại trừ việc giao hợp, các yếu tố còn lại rất khó kiểm soát. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi mà vào thời điểm thụ tinh xảy ra, bản thân chúng ta không thể nhận biết được.

Quá trình rụng trứng là gì?

Quá trình rụng trứng xảy ra khi trứng tách khỏi buồng trứng, rơi vào vòi trứng và di chuyển vào tử cung. Buồng trứng là cơ quan hình quả hạnh nhân, tồn tại 2 bên cơ thể, nằm sâu trong khung chậu phụ nữ. Vai trò của chúng là hỗ trợ trứng trưởng thành hàng tháng và rụng trứng. Ở đa số phụ nữ, mỗi buồng trứng sẽ thay phiên rụng trứng, mặc dù cũng có lúc 2 buồng trứng đều có trứng rụng tạo ra sinh đôi khác trứng.

Sau khi rụng, trứng sẽ di chuyển vào tử cung. Lớp lông mịn nhỏ lót trong vòi trứng sẽ chuyển động để đưa trứng đến nơi cần đến. Ở đa số phụ nữ, quá trình thụ tinh diễn ra bên trong vòi trứng hơn là trong tử cung. Trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai, trứng thụ tinh được gọi là hợp tử và sau đó là phôi thai.

Cần thiết bị định vị?

Hợp tử tiếp tục di chuyển vào tử cung, sẽ làm tổ và phát triển tiếp 38 tuần sau đó. Nếu không, chúng có thể phát triển trong vòi trứng gây ra thai ngoài tử cung. Bởi vì vòi trứng khá nhỏ, không thể dãn to ra cho trứng làm tổ như tử cung nên khi phôi to ra có thể gây vỡ vòi trứng. Thai ngoài tử cung là tình trạng cấp cứu và cần điều trị ngay tức khắc.

Cùng lúc với trứng trưởng thành, lớp lót tử cung cũng được chuẩn bị tốt. Máu đến bổ sung hằng tháng để phôi có đủ dinh dưỡng và được bảo vệ. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp lót này và trứng sẽ bong ra trong chu kì kinh kế tiếp.

Chú ý trong quá trình rụng trứng:

  • Quá trình rụng trứng bình thường xảy ra hằng tháng trong suốt thời gian sinh sản của người phụ nữ - khoảng 12 năm cho đến khi mãn kinh lúc 50 tuổi. Điều đó có nghĩa trung bình mỗi phụ nữ sẽ rụng trứng khoảng 450 lần.
  • Đa số phụ nữ có chu kì kinh 28 ngày.
  • Nếu chu kì kinh của bạn dài hơn, trứng vẫn có xu hướng rụng vào giữa chu kì.
  • Quá trình rụng trứng có thể làm vùng chậu khó chịu và thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung. Mittelschmerz là tên gọi triệu chứng đau bụng giữa kì kinh khi trứng rụng.

 

  • Căng thẳng, lối sống không lành mạnh cũng như thuốc kích thích, hút thuốc lá, uống rượu và thay đổi thói quen hằng ngày đều có thể ảnh hưởng chu kì rụng trứng.
  • Đa số phụ nữ chỉ rụng một trứng hằng tháng. Một số gia đình có di truyền sinh đa thai thì phụ nữ có thể rụng nhiều hơn một trứng mỗi chu kì.

Trứng có thể sống sót 12-24 giờ sau khi rụng. Đó là lý do tại sao các cặp đôi muốn thụ thai phải canh giao hợp lúc rụng trứng.

Có thể mất cả tuần để trứng thụ tinh di chuyển từ vòi trứng vào tử cung.

Mỗi bé gái sinh ra đã có đủ số trứng cần thiết sẽ rụng dần theo thời gian. Đến lúc mãn kinh, quá trình rụng trứng sẽ không xảy ra nữa.

Không nhất thiết mỗi khi rụng trứng sẽ xảy ra kinh nguyệt.

Phụ nữ chưa có kinh nguyệt như tuổi dậy thì, mới sinh con hoặc đang cho con bú đều có thể rụng trứng.

Phụ nữ có chu kì kinh 28 ngày sẽ có xu hướng rụng trứng trong ngày 12-16 của chu kì kinh.

Giai đoạn noãn nang

Giai đoạn noãn nang hay còn gọi là giai đoạn nguyên thuỷ của chu kì rụng trứng cũng quan trọng như pha hoàng thể. Giai đoạn noãn nang bắt đầu vào ngày đầu tiên trong chu kì kinh và kéo dài đến ngay khi rụng trứng. Sự thay đổi nội tiết tố đang xảy ra sẽ giúp hỗ trợ trứng trưởng thành cho chu kì sắp tới.

Điều gì xảy ra trong giai đoạn noãn nang và giai đoạn hoàng thể?

  • Estrogen thấp trong giai đoạn sớm của chu kì và ảnh hưởng nồng độ hoóc môn kích thích noãn nang (FSH). Hoóc môn này giúp kích thích nang trứng trưởng thành và rụng trứng.
  • Hệ thống phản hồi hoạt động giữa buồng trứng, hạ đồi hải mã và tuyến yên sẽ ra hiệu khi nào trứng trưởng thành, sẵn sàng rụng và cần sự hỗ trợ để thụ thai.
  • Các nang có thể cạnh tranh để cho trứng rụng nhưng chỉ có một nang trội rụng được.
  • Nồng độ hoóc môn hoàng thể tăng lên có thể làm trứng vỡ trong buồng trứng. Nang bị vỡ được gọi là thể vàng và nang này sẽ phóng thích progesterone giúp lớp lót tử cung dày hơn.
  • Progesterone sẽ giúp hỗ trợ phôi thai cho đến khi nhau thai hình thành và hoạt động.

Làm sao để thụ thai trong lúc trứng rụng

Mẹo là đừng bao giờ chờ đến khi trứng rụng mà nên giao hợp khi trứng gần rụng. Bởi vì khoảng thời gian này rất nhanh nên các cặp đôi cần chuẩn bị. Chờ đến khi rụng trứng xảy ra có thể làm giảm cơ hội thụ thai. Nhưng lại tăng khả năng thụ thai bé trai; nên bạn cần hạn chế số lần giao hợp nếu bạn muốn có con trai.

Theo dõi sự thụ thai của bạn bằng:

  • Sử dụng bộ kit dự đoán rụng trứng có bán tại nhà thuốc tây.
  • Để ý sự thay đổi dịch nhầy âm đạo. Dịch nhầy khi trứng sắp rụng thường nhiều và dai hơn.
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể hàng ngày. Rụng trứng sắp xảy ra thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhẹ.
  • Ghi lên lịch chu kì kinh và ngày rụng trứng hằng tháng.

Khi nào là thời điểm dễ thụ thai nhất?

  • Quan hệ mỗi 2 hay 3 ngày từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 20 của chu kì.
  • Quan hệ thường xuyên giúp tăng cơ hội thụ thai. Nhưng cũng không hẳn vậy, nhiều người chỉ cần giao hợp một lần là có thể thụ thai rồi.
  • Đừng quên rằng tinh trùng có thể sống sót đến 5 ngày sau khi rời khỏi cơ thể người nam. Chúng có thể nằm chờ đến khi trứng rụng và sẵn sàng để thụ tinh. Do đó, bạn không cần chờ trứng rụng mới giao hợp.
  • Nhiều tranh cãi cho rằng thời điểm quan hệ có thể ảnh hưởng khả năng thụ thai. Nhiều người cho rằng giao hợp lúc sáng sẽ tăng khả năng thụ thai và nhiều người cho rằng việc đó không ảnh hưởng.

Một số mẹo để thụ thai:

  • Kiểm tra sức khoẻ toàn diện trước khi dự định có con. Cân nặng phù hợp và chế độ ăn tốt rất quan trọng. Lối sống lành mạnh sẽ làm tăng khả năng thụ thai.
  • Acid folic là yếu tố vi lượng ảnh hưởng đến sự phát triển ống thần kinh ở thai trong tam cá nguyệt thứ nhất. Mặc dù uống bổ sung acid folic không làm tăng cơ hội thụ thai, nhưng chúng làm giảm khả năng khiếm khuyết ống thần kinh nếu có thai.
  • Giảm uống các thức uống có caffeine, cồn, nicotine và các loại thuốc khác. Đảm bảo các loại thuốc đang uống không chống chỉ định khi mang thai. Một số thuốc có thể gây ra dị tật thai nhi vì chúng can thiệp vào sự phát triển sinh lý bình thường của phôi vào giai đoạn sớm.
  • Đừng nghĩ rằng chỉ có phụ nữ mới cần duy trì lối sống lành mạnh để tăng khả năng thụ thai. Đàn ông cũng cần bỏ rượu, ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng cơ thể.
  • Tránh sử dụng các hình thức tránh thai như uống thuốc ngăn rụng trứng cho đến khi nồng độ hoóc môn ổn định rồi hãy để thụ thai.
  • Tập thể dục có kiểm soát. Các bài tập nặng thì tốt cho cơ thể nhưng có thể ức chế .quá trình rụng trứng. Ngược lại, ăn uống kiêng khem cũng có thể ảnh hưởng sự rụng trứng.

Lưu ý:

Nếu bạn đang cố gắng thụ thai trong vòng một năm hay hơn, bạn quan hệ thường xuyên và không sử dụng biện pháp tránh thai nào hết mà vẫn chưa có thai, hãy đến gặp bác sĩ. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng quá trình thụ thai. Khi phụ nữ càng lớn tuổi, khả năng thụ thai càng giảm.

Đừng cho rằng việc thụ thai chỉ liên quan đến phụ nữ. Đàn ông cũng có những vấn đề liên quan đến số lượng, sự chuyển động và chất lượng tinh trùng ảnh hưởng việc thụ thai. Cả nam và nữ nếu muốn có thai đều nên kiểm tra khả năng sinh sản.

Tìm hiểu thêm những điều cần biết trước khi mang thai