Sinh thường sau sinh mổ

Có nhiều lý do tại sao phụ nữ thấy việc VBAC tức là sinh ngả âm đạo, (sinh thường) sau khi sinh mổ là điều họ mong muốn. Sự hồi phục thể chất ở phụ nữ sinh thường sẽ nhanh hơn, an toàn hơn và ít đau hơn. Thống kê đưa số phụ nữ sinh thường sẽ ít bị suy nhược và có thể cho con bú tốt hơn. Ngoài ra đối với một số phụ nữ, họ thấy mình cần phải cố gắng hết sức để thực hiện việc sinh đẻ theo cách “tự nhiên”.

Nhiều phụ nữ cho rằng việc sinh thường sau sinh mổ là một dịp để bù đắp theo cảm tính sau khi sinh mổ.

Một số phụ nữ không thấy được mối liên hệ ràng buộc với bé khi sinh mổ vì được can thiệp bởi đội ngũ bác sĩ và y tá là những người trực tiếp đỡ bé chào đời và làm người mẹ không có cảm nhận việc sinh đẻ “đích thực”.

Trong những năm qua, theo thông lệ phụ nữ sinh mổ không có sự lựa chọn khác khi tiếp tục sinh con tiếp theo vì một khi bạn đã sinh mổ thì bạn sẽ tiếp tục sinh mổ do rủi ro vỡ tử cung quá nhiều. Nhưng điều này đã thay đổi theo sự cải tiến của phương pháp phẫu thuật.

Vết rạch trong ca sinh mổ được thực hiện ở dưới vùng tử cung và nằm ngang, trong quá khứ, tử cung được cắt theo chiều dọc đi xuống. Do đó, các cơ của tử cung dọc theo đường rạch cũng bị suy yếu dẫn đến vấn đề co thắt tử cung. Còn phần dưới tử cung không có liên quan đến việc co thắt nên nguy cơ bị vỡ tử cung thấp hơn.

Những cơ hội nếu việc sinh thường sau sinh mổ diễn biến tốt đẹp

Thống kê cho thấy khoảng 70% – 80% phụ nữ đã sinh thường sau sinh mổ đều có kết quả tốt, tương đương với tỉ lệ số phụ nữ được chỉ định sinh mổ cũng được kết quả tốt. Những con số này là thật nếu không có các biến chứng khác và có cùng lý do phải mổ trước đó.

Tuy nhiên, thống kê lại cho thấy có 83% phụ nữ sẽ lặp lại việc sinh mổ thay vì sinh thường. Mặc dù hầu hết các phụ nữ đều biết về việc mình có thể sinh thường sau sinh mổ, nhưng không phải điều đó luôn có tính thuyết phục cao.

Sau khi đã sinh mổ, việc sinh thường có thể an toàn hơn việc sinh mổ lần nữa. Việc này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có kế hoạch sinh nhiều con và sinh mổ vài lần.

Vỡ tử cung là gì?

Vỡ tử cung là khi tử cung bị tách ra theo đường rạch cũ. Tử cung co thắt làm dãn và mỏng phần dưới tử cung và tạo áp lực lên các cơ bị suy yếu. Đây là trường hợp nguy cấp cho cả mẹ và con.

Vỡ tử cung có thể xảy ra ngay trong giai đoạn gần cuối mang thai khi các vách tử cung trở nên mỏng đi hoặc khi cơn chuyển dạ bắt đầu. Mang thai nhi quá lớn hoặc đa thai hoặc dư nước ối cũng làm tăng rủi ro cao.

Ở các nước phát triển, các nguy cơ tử cung bị rách, vỡ xảy ra rất thấp và ước chừng có khoảng 1%.

Những lý do không được sinh thường sau sinh mổ

  • Do yếu tố chọn lựa cá nhân mà nhiều phụ nữ không thích việc sinh mổ lần 2 hay sinh mổ nhiều lần.
  • Vài bác sĩ không ủng hộ việc sinh thường sau sinh mổ. Chính sách của bệnh viện về quá trình sinh thường sau sinh mổ, nguy cơ về việc kiện tụng cũng gây ảnh hưởng.
  • Nếu xảy ra các biến chứng như tiền sản giật, ngôi mông, đa thai, bệnh tiểu đường thai kỳ, sinh non, chuyển dạ khó/kéo dài hoặc thai nhi quá lớn.
  • Nếu người mẹ có vết mổ dọc trên tử cung từ ca mổ sinh lấy con trước đó. Thông thường, việc rạch dọc thực hiện khi thai nhi đang gặp nguy hiểm và cần được đưa ra khỏi bụng mẹ cách nhanh chóng nhất.
  • Nếu trước đây người mẹ đã từng mổ lấy thai hai lần trở lên. Việc này phụ thuộc vào bác sĩ và tiểu sử bệnh án của người mẹ.

Những lợi ích của việc chọn sinh thường khi trước đó đã từng sinh mổ

  • Không mất nhiều thời gian hồi phục sau ca mổ vì quá trình phẩu thuật và có liên đới với nhiều rủi ro.
  • Mất ít máu, ít bị nhiễm trùng, đau đớn và mất cảm giác tạm thời thường xảy ra với ca sinh mổ
  • Có nhiều cơ hội gần gũi với bé nhiều hơn. Người mẹ có thể chăm sóc bé ngay sau khi sinh.
  • Mau có sữa. Người mẹ sinh thường có thể di chuyển nhiều hơn và tự tạo tư thế cho con bú.
  • Thời gian ở bệnh viện ít hơn, mẹ có thể về nhà trong ngày nếu không có biến chứng.
  • Có nhiều tình mẫu tử hơn. Đây chính là cảm giác được kiểm soát và chủ động trong việc bé được sinh mà nhiều người mẹ muốn có khi họ sinh con theo cách “tự nhiên” này.
  • Bé sinh mổ thường gặp vấn đề về hô hấp sau khi sinh. Nếu được sinh ngả âm đạo, sự co thắt tử cung sẽ rất hữu ích khi tác động lên phổi của thai nhi, giúp tống bớt nước ối ra ngoài.

Khi nào thì sinh thường sau sinh mổ không an toàn?

  • Khi quá trình chuyển dạ không được giám sát kỹ bởi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa.
  • Sinh ở phòng khám, nhất là nơi không có chuẩn bị sẵn phương tiện để chuyển đi bệnh viện cấp cứu.
  • Nếu bà bầu có nhiều vấn đề như bệnh tiểu đường, sinh non, tăng huyết áp hoặc đa thai.
  • Khi bị tiêm nội tiết tố hỗn hợp như Syntocinon để kích thích các cơn co thắt tử cung để nhanh chuyển dạ hơn. Và việc này có thể gây ra nguy cơ vỡ tử cung cao.
  • Phụ nữ bị thừa cân, có chỉ số BMI lớn hơn 30 cũng dễ gặp các biến chứng
  • Sinh con liên tục. Hai ca sinh mổ lấy con cách nhau dưới 12 tháng thì không tốt.
  • Nếu bé không phải ngôi đầu. Nếu là ngôi xiên hay ngang thì sẽ giảm đi các rắc rối khi sinh thường. Lý tưởng nhất là khi bé xoay đầu xuống, cuộn mình để cằm rúc vào ngực và lưng tựa vào bụng mẹ.

Những cơ hội để sinh thường sau sinh mổ được thành công

  • Đã từng sinh thường thành công
  • Không bị lặp lại lý do để thực hiện ca sinh mổ trước đó
  • Nếu việc sinh mổ trước đó chỉ vì bé nằm ngôi mông
  • Nếu bị nhau tiền đạo nên phải sinh mổ
  • Chọn bệnh viện có tỉ lệ thành công cao cho các ca sinh thường sau sinh mổ

Những yếu tố để cân nhắc về việc sinh thường sau sinh mổ

Điều quan trọng là người mẹ phải tự xem xét các yếu tố rủi ro của bản thân mình. Hãy tư vấn với bác sĩ chuyên môn và tự quyết định việc bạn sinh con bằng hình thức nào, từ đó bạn sẽ quyết định liệu việc sinh ngả âm đạo sau sinh mổ phù hợp hay không.

Mặc dù các số liệu thống kê có thể rất khả quan về sự an toàn và thành công của việc sinh thường sau sinh mổ, nhưng đó không thể hiện hết các trường hợp đều như vậy. Bạn phải luôn nắm bắt thông tin và chủ động quyết đinh.

Nếu muốn sinh thường sau khi đã từng sinh mổ, bạn phải chuẩn bị gì?

  • Giữ gìn sức khoẻ tốt trong suốt thai kỳ. Tránh bị tăng cân, thường xuyên tập thể dục và khám thai đều đặn.
  • Tìm đến bác sĩ tận tâm và ủng hộ việc sinh thường sau sinh mổ
  • Để sự chuyển dạ đến tự nhiên
  • Cập nhật thông tin, đọc nhiều và tự quyết định những việc có liên quan đến sức khoẻ của bản thân
  • Chia sẻ với các phụ nữ đã từng thành công khi sinh thường sau sinh mổ từ các nhóm hỗ trợ cả trên các diễn đàn trên mạng hoặc trong cộng đồng địa phương.

Làm sao để sinh thường sau khi đã sinh mổ được an toàn tối đa?

  • Giữ việc truyền đạt thông tin thật rõ ràng, đầy đủ giữa bạn và nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa
  • Cập nhật thông tin, học hỏi và chủ động trong việc chuyển dạ và sinh con của mình.
  • Đăng ký bệnh viện sản phụ có đầy đủ điều kiện cho những trường hợp cấp cứu khi cần thiết.
  • Phải cho tất cả đội ngũ chuyên môn hỗ trợ bạn lúc chuyển dạ biết rằng bạn đã từng sinh mổ trước đây để họ sẽ có kế hoạch chuẩn bị trong trường hợp bạn cần phải mổ cấp cứu.
  • Bạn và thai nhi phải được giám sát thật kĩ khi chuyển dạ.
  • Nhiều bệnh viện phụ sản hoàn thành việc sinh thường sau sinh mổ mất khoảng 12 tiếng đồng hồ tính từ khi chuyển dạ.