Chuẩn bị tâm lý làm cha

Anh ấy nói gì

Các bác sĩ khá lo lắng về chứng huyết áp cao của Stacey, vợ tôi. Sau khi thảo luận, họ quyết định sẽ sử dụng biện pháp can thiệp Errol Alcott gel để em bé được ra đời sớm và an toàn nhất.

Họ sử dụng một phương pháp khá đặc biệt để bôi loại gel này. Không nhanh như tôi nghĩ, phải mất khá nhiều giờ và vài lần bôi, loại gel này mới bắt đầu phát huy hiệu lực của nó. Cái bụng Stacey được gắn vào một chiếc máy phát ra những tiếng “bíp”, từ đây, tôi có thể theo dõi sức mạnh của các cơn co thắt của dạ con cũng như nhịp tim của thai nhi.

Việc gây tê ngoài màng cứng thật tuyệt vời, nhưng Stacey vẫn kiên cường theo cách của mình để thúc đẩy các cơn co thắt, màn hình máy tính chỉ con số 50.  Các bác sĩ quyết định cho thêm một số thuốc tiêm để đẩy nhanh các cơn co thắt cho đến khi chúng đạt chỉ số 150. Họ ngừng việc gây tê màng cứng để Stacey có thể “rặn” hiệu quả hơn. Và tuyệt vời làm sao, em bé của chúng tôi bắt đầu có dấu hiệu chào đời.

Tôi đã làm hết sức có thể, từ việc tiếp thêm nước cho vợ, cổ vũ tinh thần cô ấy, giữ chân, nâng đầu và nói chuyện với cả bác sĩ gây tê lẫn các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh. Về mặt pháp lý, tôi nghĩ rằng, các bác sĩ sản khoa cần để có được lời khuyên từ các cặp vợ chồng sắp sinh con để hiểu hơn về những gì họ mong đợi, chứ không phải chỉ hành động như một cái máy. Đó cũng là lý do chính xác tại sao tôi tin rằng chúng ta cần tham khảo đĩa “Làm bố” trước khi sinh con, để được chuẩn bị tâm lý thật kỹ càng.

Nhưng em bé vẫn không chịu ra khỏi bụng mẹ một cách dễ dàng như chúng tôi mong đợi.Sau cuộc hội ý chớp nhoáng, các bác sĩ quyết định dùng thủ thuật cắt tầng sinh môn để đưa bé ra ngoài (nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy nhìn đi chỗ khác, cho dù bạn cam đảm đến đâu thì đây cũng là một cảnh tượng không dễ chịu chút nào). Tiếp theo, họ sử dụng kỹ thuật hút để...kéo con gái của chúng tôi ra ngoài. Nói chung, đây là một tình huống kỳ lạ, đầy cảm xúc mà cũng rất căng thẳng. Cuối cùng, chúng tôi có thể thở phào nhẹ nhõm vì mọi Stacey đã được mẹ tròn con vuông.

Kinh nghiệm này làm tôi hiểu ra rằng, cho dù người mẹ là người chịu đau đớn và vất vả nhất trong quá trình em bé chào đời, vai trò của người cha cũng quan trọng không kém.  Tôi cho rằng ngày em bé chào đời cũng là ngày đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời của những ông bố. Mặc dù họ bất lực trong việc giúp đỡ và gánh chịu những cơn đau cho vợ mình, họ ít nhất cũng nhận thức được những mối nguy hiểm tiềm năng và những vất vả mà vợ mình phải trải qua khi sinh con.

Cô ấy nói gì

Mặc dù chồng tôi nói rằng việc lâm bồn và sinh em bé là một trong những việc vất vả và gây đau đớn nhất mà anh ấy có thể tưởng tượng ra, tôi đã không cảm thấy như vậy. Tôi đã được gây tê ngoài màng cứng, vì vậy tôi không cảm thấy quá nhiều đau đớn.

Và tôi cũng may mắn vì tất cả mọi người xung quanh luôn động viên vàcố gắng để giữ cho tôi bình tĩnh và tập trung trong quá trình sinh nở. Thêm nữa, tôi đã ngủ khá thoải mái và đầy đủ trong suốt quá trình mang thai, đây là một trong những điều quan trọng nhất để giúp cả cơ thể và tinh thần của tôi được khỏe mạnh, minh mẫn để chuẩn bị cho ngày trọng đại này. Nhưng tôi biết, chồng tôi thì hầu như không thể ngủ ngon giấc suốt hơn 5 tháng cuối cùng của thai kỳ. Nguyên nhân là do kích thước cơ thể và trọng lượng của tôi ngày càng tăng, nên tôi luôn phát ra những tiếng ngáy mà chỉ có chồng tôi là người duy nhất phải chịu đựng.