Sinh ngược

Bình thường, khi sinh, phần đầu của bé sẽ ra trước. Nếu phần chân, gối ra trước sẽ được gọi là ngôi ngược. Giữa tuần thứ 29 đến 32, khoảng 15% bé sẽ bắt đầu xoay mông xuống dưới. Tư thế này rất thường gặp ở quý thứ hai. Về cơ bản, nguy cơ ngôi ngược liên quan đến tuổi thai của bé.

Khi bạn bắt đầu cơn chuyển dạ, đa số các bé nằm nghiêng, mặt bé quay sang trái hoặc phải của mẹ. Với ngôi ngược, đầu của bé sẽ nằm trong vùng dưới cơ hoành và khung sườn. Một trong những dấu hiệu để chẩn đoán ngôi ngược là sờ vào vùng sườn sẽ chạm được khối tròn và cứng.

Các loại ngôi thai ngược

  • Ngôi mông đủ: phần mông sẽ được sinh ra trước, đầu gối bé co lại, đùi gập vào người, tư thế ngồi xổm này như tư thế điển hình của thai trong bụng mẹ.
  • Ngôi mông thiếu: phần mông bé ra trước, chân duỗi thẳng lên đầu.
  • Ngôi ngược kiểu chân: chân bé sẽ thấp hơn mông. Khi sinh, chân bé sẽ ra trước.

Làm sao bạn biết được bé yêu của bạn đang ở ngôi ngược?

Mặc dù cũng có một số dấu hiệu để nhận biết ngôi thai của bé, nhưng bạn sẽ không thể tự biết trước điều đó được. Bác sĩ sẽ thông báo với bạn. Vì ngôi thai của bé chỉ được xác định chính xác ngay trước lúc sinh mà thôi.

Dấu hiệu sinh ngôi ngược

  • Thấy chân hoặc mông ra trước.
  • Sờ vùng bụng trên của bà bầu sẽ cảm nhận được đầu bé. Đó là khối tròn, cứng và di động qua lại được. Trong khi phần mông thường mềm, không rõ khối và không di động.
  • Bà bầu có thể than phiền là có gì cứng ngay dưới sườn và cảm giác khó chịu vì nó.
  • Nếu màng ối đã vỡ và thấy có phân su trào ra cũng là 1 dấu hiệu. Vì phân su sẽ xuất hiện ở lần đi cầu đầu tiên của bé. Nếu mông bé gần lối ra của âm đạo, bác sĩ sẽ dễ thấy phân su hơn.
  • Sa dây rốn
  • Bất thường biểu đồ đo cơn gò – tim thai
  • Ngôi ngược thường được chẩn đoán bởi siêu âm, thỉnh thoảng là X-quang.

Tại sao ngôi thai ngược xảy ra?

Sinh non chính là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến ngôi thai ngược. Khoảng 25% bé có ngôi ngược từ tuần thứ 32. Và 8 tuần tiếp theo, tỉ lệ này giảm chỉ còn 3%. Nguyên nhân là vì đầu thì nặng hơn mông, nên bé cảm thấy thoải mái hơn khi trở đầu xuống dưới vùng chậu của mẹ. Những tuần cuối bé lại lớn khá nhanh nên bé không thể xoay chuyển dễ dàng như lúc đầu nữa. Một khi đã trở đầu, bé sẽ có xu hướng giữ yên ở vị trí đó luôn cho đến khi ra đời.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến ngôi ngược:

  • Mang đa thai
  • Thể tích nước ối bất thường (đa ối hoặc thiểu ối). Đây là dấu hiệu cho thấy thai kì có bất thường.
  • Bé có bất thường
  • Mẹ đã có hơn 4 con trước đó. Lúc này tử cung và các cơ vùng chậu đã bị giãnrồi.
  • Tử cung của mẹ có bất thường. Hình dạng tử cung ảnh hưởng rất nhiều đến tư thế và ngôi của bé.
  • Nhau bám ở vị trí thấp trong tử cung (nhau tiền đạo)
  • Khung chậu nhỏ hoặc có chấn thương, gãy xương chậu trước đó
  • Đã từng sinh mổ trước đó.

Nếu biết trước bé là ngôi thai ngược, bà bầu nên làm gì?

Việc này phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của bà bầu và tư thế của bé. Nếu bé có ngôi mông thiếu chẳng hạn, bác sĩ sẽ vẫn có thể cho sinh thường mặc dù không thể chắc chắn là thành công 100%.

Thường thì bác sĩ sẽ gắn 1 đầu điện cực trên bụng mẹ ngay vị trí có mông bé và 1 điện cực cho mẹ, rồi theo dõi bằng máy. Cách này sẽ giúp nhận ra nhanh chóng bất kì thay đổi nào của mẹ và bé. Nếu cần, có thể phải sinh mổ.

Cũng có trường hợp bà bầu sẽ lựa chọn phương pháp đẻ không đau. Trong phương pháp này, bà bầu sẽ được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau đồng thời ngăn cảm giác mắc rặn trước khi cổ tử cung mở hoàn toàn.

Những nguy cơ khi ngôi thai ngược sinh thường

  • Tử cung co thắt như nhau đối với mọi loại ngôi. Tuy nhiên, áp lực tác dụng lên vùng mông sẽ không nhiều bằng vùng đầu nên thời gian chuyển dạ có thể sẽ kéo dài hơn. Bà bầu sẽ mệt và đuối hơn đặc biệt trong giai đoạn một. Một số bà bầu sẽ chọn sinh mổ vì kiệt sức, dù họ rất muốn được sinh thường.
  • Sa dây rốn là biến chứng thường gặp trong ngôi ngược. Nếu là ngôi thường, đầu bé sẽ chiếm đầy vùng chậu của mẹ. Trong khi mông và chân thường ít chiếm thể tích hơn nên không gian rộng rãi đủ chỗ cho dây rốn trượt xuống và ra ngoài. Khi sa dây rốn, không khí và nhiệt độ bên ngoài sẽ làm dây rốn co quắp lại. Quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé sẽ bị ngưng trệ.
  • Ngoài ra, dây rốn có thể bị chèn ép làm oxy không chuyển đến cho thai được. Đây là lúc cấp cứu sản khoa phải mổ cứu bé ngay lập tức.
  • Khi phần thân đã ra ngoài, phần đầu bé có thể bị kẹt lại. Hậu quả là bé có thể thiếu oxy và thời gian sinh kéo dài. Trường hợp xấu nhất có thể phải mổ để cứu bé. Nếu đầu bé ra trước, đầu bé sẽ giúp âm đạo của mẹ giãn nở đủ mức cần thiết cho đầu ra. Ngược lại, khi đầu ra sau, âm đạo chưa đủ rộng để đầu ra.  Tư thế đầu lúc này cũng không có tác dụng nong âm đạo được. Mà càng chờ lâu sẽ càng nguy hiểm cho bé.


 

Xoay ngôi thai là gì?

Sau 35 tuần, khoảng 25% bé bị ngôi ngược sẽ tự xoay trở về ngôi đầu. Nếu bác sĩ tự tin là việc sinh thường có ít nguy cơ nhất, đồng thời bà bầu cũng nhất quyết sinh thường kể cả đó là ngôi mông thì không cần can thiệp gì. Bác sĩ sẽ phải rất cân nhắc khi quyết định xoay ngôi thai từ bên ngoài. Đầu tiên phải chắc chắn được vị trí của dây rốn và nhau. Nếu không, thủ thuật này có thể làm đứt dây rốn hoặc bong nhau thai. Bà bầu có thể được chỉ định dùng thuốc giãncơ tử cung trước khi làm thủ thuật. Tỉ lệ thành công khoảng 40-70% tuỳ thuộc kinh nghiệm của bác sĩ.

Ngay cả khi thủ thuật xoay ngôi thai về ngôi đầu đã trót lọt, các bé hoàn toàn có khả năng tự xoay ngược lại như thường. Nguy cơ này xảy ra càng cao nếu thực hiện xoay ngôi thai quá sớm so với ngày dự sinh. Thời gian lý tưởng để thực hiện thủ thuật này là lúc thai 37 tuần.

Một số bà bầu tin rằng tư thế nằm đặc biệt hoặc tập các bài tập đặc biệt sẽ giúp đầu bé quay xuống. Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào rõ ràng cả. Các liệu pháp như đốt nến thơm và tinh dầu lại càng không thể ảnh hưởng cách bé chào đời.

Nguy cơ của bé

  • Nếu mọi thứ được kiểm soát tốt, bé có thể không sao. Một số bà bầu thậm chí chỉ có nữ hộ sinh đỡ đẻ tại nhà mà vẫn bình thường. Quan trọng nhất là phải kế hoạch dự trù tình huống xấu xảy ra.
  • Một số bé sẽ bị bầm ở mông do mông va chạm với xương chậu của mẹ lúc ra.
  • Vùng sinh dục của bé cũng có thể bị bầm và bị phù. Các bé trai có thể bị ứ nước trong tinh hoàn.
  • Các bé có ngôi mông thiếu có thể sẽ giữ tư thế duỗi chân liên tục vài ngày sau đó.
  • Đầu các bé ngôi ngược có xu hướng tròn hơn.
  • Khi sinh thường, ngôi mông cũng thường gặp biến chứng trật khớp hông.
  • Nếu quá trình sinh diễn ra quá nhanh hoặc sinh non, đầu bé có nguy cơ bị tổn thương. Do đó, thỉnh thoảng có thể phải dùng đến kẹp để giúp phần đầu sinh ra thuận lợi hơn. Một cách khác là bác sĩ sẽ dùng chính tay của họ để kiểm soát phần đầu cho bé.

Lời khuyên cho ngôi ngược

  • Khởi phát chuyển dạ cho ngôi ngược hay ngôi đầu đều giống nhau
  • Không cần phải dùng thủ thuật xé màng ối
  • Nếu kiểm soát tốt mọi thứ thì tỉ lệ sinh thường vẫn cao hơn
  • Tình trạng của bé và mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh thường
  • Đôi khi bác sĩ phải đưa tay vào bụng mẹ để hỗ trợ tư thế ra của bé. Nhưng chỉ làm khi thật sự cần thiết vì không nên chạm vào bé trước khi bé ra đời. Và thật ra, tự bé cũng sẽ cố gắng xoay trở để ra nhanh hơn.
  • Có nhiều thủ thuật hỗ trợ cho việc sinh thường. Tuy nhiên do sự tiến bộ hiện nay, người ta thấy không cần thiết phải thử thách sinh thường nếu có nhiều nguy cơ.
  • Hiện nay đa số bé ngôi ngược đều được sinh mổ.