Vi khuẩn phế cầu giết HÀNG TRIỆU TRẺ EM MỖI NĂM với 4 bệnh nguy hiểm

Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết là 4 căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây nên khiến nhiều trẻ thiệt mạng. Trong đó, viêm tai giữa có thể khiến trẻ giảm thính lực, 3 bệnh còn lại viêm phổi, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết đều có thể khiến bệnh nhi tử vong.

4 bệnh nguy hiểm cho trẻ do phế cầu khuẩn

Sau 17 ngày hôn mê và tay chân chuyển dần sang màu đen vì hoại tử, Bé Taylor Marshall, 8 tháng tuổi ở Anh phải cắt toàn bộ 2 bàn tay và 1 chân sau khi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) – thủ phạm gây ra 11% tổng số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Chị Terri Lewsley, mẹ bé cho biết, Taylor bắt đầu phát bệnh với triệu chứng ban đầu không khác gì các bệnh lý thông thường: bé sốt cao nhưng cơ thể lạnh toát, bỏ ăn bỏ bú và người lả đi vì mệt. Khi nhập viện, cơ thể bé đã bắt đầu chuyển sang màu đen vì hoại tử. Mẹ bé chết lặng khi các bác sĩ kết luận Taylor chỉ còn vài giờ sống, nhưng thật không ngờ cậu bé dũng cảm đã chiến đấu rất kiên cường và hồi phục kỳ diệu sau 7 tháng điều trị trong bệnh viện.

Taylor rơi vào hôn mê suốt 17 ngày khi đang điều trị ở bệnh viện. Những phần chân tay bé bị hoại tử dần chuyển thành màu đen, buộc phải cắt bỏ

Taylor phải chập chững những bước đi đầu tiên với 1 bên chân giả và 1 bên chân phải bó nẹp toàn bộ vì căn bệnh viêm màng não

Phế cầu là một tác nhân vi khuẩn rất nguy hiểm, thường gây bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đó là các bệnh lý của đường tai – mũi – họng như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết; trong đó có 4 bệnh nguy hiểm nhất là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa.

Viêm phổi do phế cầu có tỷ lệ tử vong 10-20%, trẻ dưới 2 tuổi dễ có nguy cơ diễn tiến nặng. Cứ 20 giây trôi qua lại có một trẻ em trên thế giới tử vong vì viêm phổi. Tại Việt Nam ước tính hằng năm có khoảng gần 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm phổi. Chỉ riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 bé bị bệnh đường hô hấp điều trị nội trú, phần lớn các em bị viêm phổi. Khi bị viêm phổi do nhiễm khuẩn phế cầu, trẻ thường có triệu chứng ban đầu là ho nhiều, sốt cao, ớn lạnh, khóc quấy, bỏ bú, trẻ có biểu hiện thở nhanh, suy kiệt vì không thể ăn uống. Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, tím tái, suy hô hấp là bệnh đã rất nặng.

Trong 4 bệnh do phế cầu khuẩn gây nên, viêm màng não là bệnh khó phát hiện nhất. Phế cầu xâm nhập vào não sẽ gây viêm màng não với tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Với bé lớn, biểu hiện của viêm màng não có thể là đau đầu và nôn ói. Với trẻ nhỏ, triệu chứng thường thấy là trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài, sốt cao, tiêu chảy, nôn ói… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa. Khi bệnh kịch phát, trẻ sẽ đau đầu dữ dội, co giật, thở gấp hay rối loạn tri giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê chỉ trong 48 giờ thậm chí tử vong, nếu sống cũng để lại di chứng sau điều trị như điếc, mù, động kinh, chậm phát triển thần kinh vận động, tổn thương não vĩnh viễn dẫn đến trẻ kém phát triển hoặc yếu liệt chi hay nửa người…

Vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào máu gây sốc do nhiễm khuẩn huyết, rất nguy hiểm với những trường hợp đã có sẵn những bệnh lý khác, và khiến khoảng 20% bệnh nhi tử vong. Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị nhiễm khuẩn huyết rất dễ khiến các bậc phụ huynh nhầm với những bệnh lý khác: trẻ ngủ li bì, chán ăn, bỏ bú, sốt cao, da dẻ bé xanh xao, nhợt nhạt như mất máu, đau đầu, đau nhức cơ kèm ho…

Cuối cùng, vi khuẩn phế cầu còn gây viêm tai giữa cấp với tần suất mắc rất cao ở trẻ nhỏ, khoảng 80% trẻ em dưới 3 tuổi mắc bệnh này khiến thính lực của các em cũng đã bị ảnh hưởng. Biểu hiện thường thấy khi trẻ bị viêm tai giữa cấp là trẻ quấy khóc, bú kém hay bỏ bú, sốt, đau tai dữ dội khi kéo tai trẻ, dụi tai, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Trẻ hay khóc bất thường, khó ngủ, thường xuyên dùng tay kéo hay gãi tai, ở bệnh này chỉ cần người lớn kiểm tra tai của bé sẽ phát hiện bệnh.

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh tối ưu nhất

Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em.

Tác nhân phế cầu là vi khuẩn nguy hiểm, ngoài việc gây bệnh ở nhiều cơ quan trong đó có viêm phổi và viêm màng não là rất nặng, còn khó điều trị vì hiện nay vi khuẩn này đã kháng nhiều loại kháng sinh thông thường. Thời gian điều trị kéo dài, tốn kém tiền của và thời gian do phải dùng kháng sinh mạnh, đôi khi phải kéo dài trên 4 tuần. Do đó, việc phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ nhỏ là rất quan trọng.

Theo các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, để phòng bệnh, phụ huynh cần phải giữ ấm cơ thể trẻ nhỏ trong mùa mưa và mùa lạnh, cho bé bú mẹ trong 6 tháng đầu đời, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong lành và giữ vệ sinh cơ thể trẻ là một trong những cách có thể làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên.

Tuy nhiên các biện pháp thụ động như rửa tay, mang khẩu trang, giữ gìn vệ sinh ăn uống đúng để tăng sức đề kháng chỉ là một phần. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất vẫn là chủ động tiêm vắc xin.

Tại Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC hiện có sẵn vắc xin Synflorix, được chỉ định cho trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi để phòng ngừa các bệnh do phế cầu Streptococcus pneumoniae tuýp huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F (như hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp) và ngừa viêm tai giữa cấp gây bởi Haemophilus influenzae không định tuýp.

Hiện nay, chủng ngừa vắc xin sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa bệnh do phế cầu khuẩn. Việc tiêm chủng vắc xin sớm cho trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh để phòng các loại bệnh do phế cầu gây ra là biện pháp quan trọng nhằm chống lại nguy cơ nhiễm phế cầu, tăng cường bảo vệ trẻ trước nguy cơ dịch bệnh.

Theo số liệu thống kê năm 2015 của WHO cho thấy, vắc xin phế cầu khuẩn đã giúp 6-7,5 triệu trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn, và cứu sống khoảng 290.000 trẻ dưới 5 tuổi. Chủ động phòng ngừa, bảo vệ con trước tác nhân gây hại phế cầu khuẩn để con yêu phát triển khỏe mạnh.

Hãy bảo vệ con khỏi 4 bệnh  nguy hiểm và phổ biến cho vi khuẩn phế cầu

Viêm màng não: nhiễm khuẩn trên lớp màng bảo vệ bao phủ não bộ và tuỷ sống. Cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị viêm màng não co thể dẫn tới di chứng vừ hay nặng.

Viêm tai giữa: Nhiễm khuẩn tại tai giữa gọi là viêm tai giữa cấp, gây đau đớn và mệt mỏi ở trẻ.

Nhiễm khuẩn huyết: nhiễm khuẩn ở trong máu, là tình trạng cấp cứu, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các cơ quan bộ phận trong cơ thể.

Viêm phổi: nhiễm khuẩn tại phổi có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.