Chọn giày cho bé tập đi

Thường các bậc cha mẹ đều hào hứng khi quyết định mua giày cho bé. Tuy nhiên khi nào là thời điểm thích hợp? Loại giày nào phù hơp? Và vì trẻ đang phát triển, nên khi mua giày cho bé cần lưu ý những vấn đề gì?

Nên cho bé đi giày khi mấy tuổi?

Thực tế tuổi của bé không phải là vấn đề quá quan trọng. Chỉ khi bé bắt đầu tập đi thì mới cần sử dụng giày. Để chuẩn bị, bạn hãy mua sẵn loại giày đế mềm hoặc chỉ mang tất để không hạn chế sự phát triển của chân.

Đôi chân nhỏ của bé vẫn đang trên đà phát triển mạnh. Bất cứ một thương tổn nào ở giai đoạn đầu đều có thể để lại ảnh hưởng suốt đời. Chân bé sẽ không ngừng phát triển cho đến khi bé chạm ngưỡng 18 tuổi. Do đó, cần chọn lựa giày thật cẩn thận để không gò ép đôi chân nhỏ bé của con bạn.

Nên chọn loại giày nào?

Theo bác sĩ y khoa Mininder S. Kocher kiêm Giám đốc bộ phận y tế thể thao của Phòng nghiên cứu lâm sàng: Bé sơ sinh và bé tập đi chỉ nên để chân trần. Trong trường hợp cần để bảo vệ chân bé, bạn nên cho bé mang loại tất hoặc giày thật nhẹ, mỏng và co giãn. Các loại tất chân phải rộng để tránh các dị tật gây ra bởi sự gò ép. Ngoài ra còn giúp chân bé được thoáng và có nhiều không gian để phát triển.

Hãy lựa chọn kích cỡ giày và kiểu dáng phù hợp với chân của bé. Đối với bé tập đi, một đôi giày rộng quá có thể gây cản trở và làm bé ngã nhiều. Do đó, bạn nên có sự tư vấn của những cửa hiệu chuyên bán giày trẻ em.

Vì chân bé lớn nhanh và cần thay giày sau mỗi vài tháng, bạn nên mua giày mỗi đợt giảm giá. Chỉ đưa bé đi mua giày khi bé đã được nghỉ ngơi để tránh bé bị mệt. Trung bình mỗi bé đi 176 bước mỗi phút. Vậy nên hãy chọn loại giày giúp bé thoải mái, chẳng hạn như giày thể thao.

Cần lưu ý gì khi cho bé mang giày?

Bất cứ khi nào bạn cần tham khảo, hãy liên hệ ngay các bác sĩ chuyên khoa để có sự tư vấn kịp thời. Sự can thiệp sớm trong việc phát hiện và xử lý vấn đề ở chân sẽ giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng về sau. Nếu bé bị vấp khiến ngón chân bị sưng hoặc đau khi đi, bạn cần cho bé đi bác sĩ kiểm tra ngay.

Những vấn đề thường gặp ở chân:

  • Đầu ngón chân: Khi bé mang hướng thẳng phía trước mà chỉ lên trên hoặc xuống dưới. Một số bé tập đi sẽ tự điều chỉnh được ngón chân thẳng lại, tuy nhiên có thể các bé khác thì không. Như vậy sẽ khiến bé dễ bị vấp ngã. Nếu hiện trạng này vẫn tiếp diễn, bạn nên thay giày cho bé và chọn loại giày đặc biệt phù hợp hơn.
  • Mặt chân bằng phẳng (bẹt): Nhìn thì có vẻ như bề mặt bàn chân của các bé tập đi đều bằng phẳng. Tuy nhiên thực tế chỉ có 3-13% trẻ là có mặt chân phẳng mà thôi. Điều này có nghĩa là sự lồi lõm ở bề mặt bàn chân bé là có tồn tại nhưng lại biến mất khi trọng lượng cơ thể đè lên nó. Theo các nhà khoa học thì nên quan sát và theo dõi hiện tượng này có ở chân bé cho tới khi bé được 2-3 tuổi. Cần thiết thì bạn nên có sự hỗ trợ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em.
  • Bé đi bằng đầu ngón chân: Đây là hiện tượng bé đi đặt trọng tâm chủ yếu vào phần trên của bàn chân. Thường chỉ sau vài tháng là hết. Nếu bé vẫn tiếp tục đi như vậy sau vài tháng, bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra cho tới khi bé 2 tuổi. Đó có thể là dấu hiệu của rối loạn phát triển và cần được đặt trong tầm kiểm soát.
  • Hiện tượng bàn chân cong: Xương bàn chân của bé hơi cong vồng lên, phần đầu và phần gót chân hơi hướng vào nhau. Hiện tượng này thường có từ lúc bé mới sinh và không nhất thiết phải điều trị, thay vào đó chỉ cần giúp bé thực hiện vài động tác co giãn. Hiện có tới 15% lượng trẻ em gặp hiện tượng này. Nếu cần bạn có thể thảo luận với bác sĩ để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp.

Việc chăm sóc bàn chân cho trẻ ngay từ những ngày đầu là cực kỳ quan trọng. Hãy chú ý đến những vấn đề tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất  để có thể có sự can thiệp kịp thời, để sau này con trẻ có một đôi chân khỏe mạnh!