Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm

Khóc là hành động của trẻ nhằm biểu lộ sự mong muốn hay muốn thổ lộ điều gì đó mà bé chưa nói được, bé có thể khóc nhiều giờ trong ngày.:

Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm

  • Đang đói: Từ khi sinh ra đến 2 tháng tuổi, hầu hết trẻ  thức giấc hai lần mỗi đêm để bú. Từ 2 đến 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ  cần cho bú 1 cữ vào giữa đêm. Khi 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ bú bình đều ngủ nhiều hơn 7 giờ mà không cần cho bú. Hầu hết trẻ  5 tháng tuổi bú mẹ đều có thể ngủ liền một mạch khoảng 7 giờ vào ban đêm,  bình thường ở độ tuổi này trẻ không cần calo vào ban đêm.
  • Mệt mỏi: có thể do ban ngày bé vận động nhiều, hoặc là dấu hiệu báo trước bé sắp bị bệnh, thường gặp là nhiễm siêu vi, hay có những dấu hiệu mà bác sĩ gọi là tiền triệu như mệt mõi, biếng ăn, quấy khóc...
  • Quá lạnh hoặc quá nóng: Thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé, đặc biệt khi bé càng nhỏ tuổi như trẻ sơ sinh hay khóc đêm do khả năng thích nghi của bé càng kém khi nhiệt độ hay thời tiết thay đổi.
  • Cần thay tã do tè hay đại tiện: Trẻ nhỏ thường đi tiểu không báo trước cho mẹ biết, chỉ khi bé lớn hơn 6 tháng mới có khả năng điều chỉnh được. Vì cảm giác ẩm ướt gây khó chịu nên nó cũng là lý do trẻ khóc đêm.
  • Cần được an ủi: một số bé khi thức giấc giữa đêm, có thể tự thích nghi tự ngủ lại được, một số bé khác lại không như vậy, bé sợ bóng tối, cảm giác lạc lõng cô đơn nên khóc để tìm sự hỗ trợ của bố mẹ.
  • Chướng bụng: có thể do mẹ cho bé ăn hay bú vượt sức của bé, hay bé bị bệnh hay do thuốc điều trị làm khả năng tiêu hóa thức ăn của bé kém , làm chướng bụng đầy hơi, điều này làm đội cơ hoành lên làm bé càng khó thở, vì vậy ngủ không được, trẻ càng nhỏ dung tích dạ dày càng nhỏ, mẹ nên lưu ý nó là lý do làm trẻ sơ sinh khóc đêm.
  • Quá kích thích do đùa giỡn ban ngày, hoặc rối loạn giấc ngủ : đôi khi tạo những giấc mơ tạm gọi là ác mộng, có thể làm bé sợ hãi, những film hành động,…bé vô tình xem cũng có thể gây hiệu ứng không tốt đối với hệ thần kinh còn non yếu của bé.
  • Bị bệnh: thiếu calcium, do bị chứng đau quặn bụng colic hay còn gọi khóc dạ đề, hoặc do nghẹt mũi, nhiễm siêu vi…Đa số các trường hợp bé bệnh đều có thể gây ra biểu hiện này, bé thường mè nheo, nhưng đôi khi cũng sẽ khóc thét do không chịu đựng được các cơn đau, mẹ nên lưu ý vì có những tình huống đôi khi cần xử lý cấp cứu như lồng ruột hay viêm ruột thừa, viêm ruột hoại tử,…
  • Tình huống khác: do côn trùng đốt hay chui vào tai bé, giun kim thường quấy rối bé vào buổi đêm…: nước ta ở vùng nhiệt đới, nên số lượng côn trùng cũng khá đa dạng, mẹ nên chú ý giữ an toàn cho bé khỏi các động vật có chân đốt như kiến, bọ xít hút máu hay rết, rắn,.. mẹ nhé!
  • Không rõ nguyên nhân: Kèm với khóc, mẹ có thể thấy bé có các biểu hiện như nấc, hắt hơi,…. Đôi khi trẻ sơ sinh khóc không có lý do gì cả. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng an ủi con bằng cách vỗ về, hát, nói chuyện nhẹ nhàng, hoặc quấn bé vào chăn… Chẳng bao lâu mẹ sẽ có thể cho biết con mình cần gì qua cách bé khóc.

Có thể không phải lúc nào mẹ cũng có thể để an ủi bé. Đây không phải là lỗi của mẹ. Cố gắng kiên nhẫn và bình tĩnh khi trẻ không ngừng khóc. Nếu cần, hãy nhờ người khác ở lại với con để mẹ nghỉ ngơi. Không bao giờ lắc bé trong tình huống nào. Lắc bé có thể gây ra tổn thương não nghiêm trọng, được gọi là “Hội chứng trẻ bị rung lắc”(Shaken Baby Syndrome), dẫn đến tàn tật suốt đời.
Hãy liên lạc với bác sĩ nếu trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn bình thường, khóc vào một giờ khác ngoài ngày bình thường, hoặc nếu tiếng khóc có vẻ khác với thông thường. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé của mẹ bị bệnh.

Mẹ nên làm gì khi trẻ khóc đêm:

  • Điều quan trọng mẹ nên để ý, giọng khóc bé xem có bình thường không nhé.
  • Trước tiên mẹ nên loại trừ các tình huống thông thường như: kiểm tra tã có bị ướt, bé có bị đói (thử cho bú). Mẹ nên ghi nhật ký hằng ngày của bé, khi nào bé thức và ngủ, khi nào bé ăn…. điều này giúp mẹ có thể biết khi nào bé ngủ, khi nào bé thức, khi nào bé sẽ đói,…
  • Kiểm tra những gì mẹ có thể thấy được: xem da bé, nhất là những vùng hở (không có áo quần che phủ) xem có bị nổi mẫn đỏ gì không, xem trong người bé có bị tổn thương gì khác không, sờ trán bé để cảm nhận xem bé có bị sốt không? Bé có bị nghẹt mũi, bụng bé có chướng không?...
  • Nếu như mẹ kiểm tra vẫn không thấy gì, xu hướng bé khóc càng tăng lên, tiếng khóc có cường độ càng lớn thì khả năng cao là do bé bị đau (có thể đau bụng, đau đầu, đau họng,…). Mẹ nên cho bé đi khám.
  • Bé có cảm giác sợ hãi, ôm chầm mẹ, vẻ mặt hoảng hốt, dù mẹ có vỗ về bé vẫn không cải thiện, lúc này mẹ nên cho bé khám bác sĩ mẹ nhé!

Nếu như mẹ có những câu hỏi hoặc thắc mắc khác, vui lòng đặt câu hỏi tại “Góc chuyên gia của Huggies” mẹ nhé!