Tập ăn dặm cho bé: thức ăn, ăn bốc và đút ăn

Tập ăn dặm cho bé là một giai đoạn thú vị. Nhưng nếu không có sự chuẩn bị tốt, bạn sẽ có thể căng thẳng khi bé không chịu ăn.

Giai đoạn mới tập ăn dặm cho bé có thể sẽ làm bạn mất kiên nhẫn và nó đòi hỏi nhiều kỹ năng. Đối với những người lần đầu làm mẹ, tưởng tượng đến cảnh bé ăn dặm sẽ có thể làm bạn lo lắng. Ai cũng đã từng nghe về chuyện bé bị nghẹn quả nho. Và quả nho đúng là một trong những thực phẩm dễ gây nghẹn mà!

Nhưng thực ra cho bé ăn dặm cũng là khoảng thời gian rất vui. Khi thời gian qua đi, bạn sẽ thấy hạnh phúc khi cục cưng bé bỏng của bạn có thể tự cầm thức ăn và nuốt được chút ít.

Làm thế nào để bạn vượt qua giai đoạn này một cách vui vẻ? Làm sao để chuyển từ thức ăn lỏng sang đặc? Bạn đừng lo lắng. Sau đây là một số cách giúp bạn làm thử cũng như chuẩn bị thói quen ăn uống lành mạnh cho bé.

Khi nào bắt đầu thức ăn đặc?

Con bạn nên ăn thức ăn đặc vào lúc bé đủ 9 tháng. Thức ăn đặc rất quan trọng cho sự phát triển thói quen ăn uống của bé. Đừng để bé ăn thức ăn mềm quá lâu vì sau đó bạn tập lại rất khó.

Đây cũng là lúc tốt nhất cho bé ăn bốc, mặc dù có những bé ăn bốc từ sớm hơn. Bạn nên nhớ sách hướng dẫn tốt nhất chính là con bạn. Bởi vì một số bé sẽ không chịu ăn trừ khi bé được tự ăn. Lúc đó chiếc muỗng sẽ trở nên dư thừa. Hãy để bé ăn bốc tự nhiên.

Bé cũng bắt đầu thể hiện những gì mình thích và không thích. Bạn nên cho bé thử nhiều loại thức ăn khác nhau, thậm chí những thức ăn mà trước đây bé đã từng chê. Bởi vì bé không chịu ăn hôm nay không có nghĩa là ngày mai bé cũng không ăn. Bạn cứ xoay vòng các món như rau củ, trái cây, bánh mì, ngũ cốc, bánh, mì.v.v để làm cho chế độ ăn của bé phong phú và đủ chất hơn.

Thức ăn và an toàn khi ăn

Trẻ nhũ nhi hoặc lớn hơn thường chưa có răng hàm để nhai và nghiền thức ăn. Mà cách ăn của các bé lại phát triển nhanh hơn bộ răng nên bé rất dễ bị nghẹn.

Đa số các bé sẽ nuốt chửng trong lúc ăn. Vì thức ăn chạm vào thành sau họng sẽ kích thích cơ chế nuốt thức ăn. Mặc dù vậy, bạn không cần phải lo lắng. Việc nuốt thức ăn này khác với việc bé bị nghẹn.

Bạn chỉ cần nhớ quan sát bé kỹ khi ăn. Nhiều bé tuổi tập đi thích vừa ăn vừa chơi, nên bé nhét thức ăn vào miệng rất nhiều và nuốt nhanh.

Nhóm tuổi nguy cơ nghẹn thức ăn:

  • 90% xảy ra lúc nhũ nhi và dưới 5 tuổi.
  • 65% ở bé dưới 2 tuổi
  • Những thức ăn thường gây nghẹn
  • Kẹo
  • Các loại hạt
  • Nho
  • Cách làm thức ăn an toàn hơn
  • Cho bé ngồi ăn từ tốn
  • Luôn theo sát bé khi ăn
  • Tránh thức ăn nhỏ dạng hạt hoặc tránh cắt nhỏ thức ăn.
  • Khuyến khích bé ăn từng miếng vừa, ăn chậm, nhai kỹ
  • Không bao giờ ép thức ăn vào miệng bé
  • Cắt thịt thành miếng nhỏ không hình dạng, bỏ da và mỡ.
  • Mài hoặc nghiền các loại trái cây và rau quả.
  • Các loại trái cây và rau củ cứng thì cắt thành que mỏng (táo, lê) hoặc dạng múi cau với kích thước vừa đủ để không gây sặc (như vậy nhỡ bé có sặc thì cũng không bít hết đường thở, không khí vẫn đi qua được)
  • Tránh các loại hạt, bắp, nho và kẹo.

Cách để tập cho bé ăn dặm an toàn

Hiện nay có các loại túi lưới cho bé tự ăn. Đó là những túi lưới dạng plastic giúp giữ thức ăn cho bé nhai từ từ. Vừa giúp giảm ngứa răng vừa an toàn cho bé ăn bốc rau củ, trái cây hoặc các loại thức ăn khác.

Bừa bộn nhưng vui

 

Những trải nghiệm với đồ ăn bao giờ cũng vui vẻ dù là hơi bừa bộn 1 chút. Bạn nên chuẩn bị ghế cao cho bé, đồng thời lót báo hoặc tấm trải dưới ghế. Khi bé ăn xong bạn sẽ dọn rất nhanh. Bạn cũng nên để sẵn khăn tay hoặc khăn giấy ướt để lau tay bé khi bé vừa ăn xong, tránh để bé làm dơ xung quanh. Và nên để bé đeo yếm màu mè 1 chút thì sẽ ít thấy yếm dơ.

Chuẩn bị đồ ăn đem đi

Khi bạn và bé phải đi ra ngoài và cần chuẩn bị đồ ăn đem theo, bạn nhớ đảm bảo cho bé ít nhất 3 bữa ăn/ngày nhé.

  • Trái cây tươi như dưa hấu, dưa lưới, xoài, bơ, chuối, kiwi, lê.
  • Các loại rau củ và trái cây cứng thì có thế hấp hoặc mài nhỏ: cà rốt, khoai lang dưa leo, củ cải, bí đỏ, bông cải hoặc broccoli.
  • Phô mai mài sợi
  • Bánh mì nướng bẻ nhỏ
  • Thức ăn tự nấu không nêm đường-muối
  • Bánh mì mềm
  • Yaourt: loại không đường có thể cho thêm trái cây.

Bạn có thể hấp và cắt nhỏ rau củ, trái cây, mì… rồi cho vào các hộp đựng nhỏ rồi để ngăn đông. Mỗi khi đi đâu chỉ cần lấy vài hộp đem theo. Chúng sẽ tươi mát đến khi bé bắt đầu ăn.

Thực đơn ăn nhẹ cho bé

Trái cây và rau củ

  • Cà rốt hấp, cắt dạng que
  • Nho cắt múi cau
  • Kiwi cắt múi
  • Táo cắt lát
  • Táo cho vào túi lưới
  • Chuối
  • Các loại mứt trái cây khô
  • Bánh mì, ngũ cốc
  • Phô mai
  • Bánh bích qui các loại
  • Bánh mì nướng rồi cắt lát.
  • Bánh bông lan nướng

Thức ăn có sẵn

Thức ăn nướng nhanh

Bé kén ăn?

Bé bắt đầu lười ăn hơn khi biết đi. Đây là lúc bé thích tự lập và khám phá thế giới. Giai đoạn kén ăn thường vào khoảng 18 tháng.

Khuyến khích bé ăn uống lành mạnh

Mỗi bé đều có khẩu vị riêng nhưng chúng ta có nhiều cách để tạo ảnh hưởng lên khẩu vị của bé. Nếu cho bé sớm tiếp xúc với nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho cách ăn uống của bé. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng việc ăn uống của bé như tivi, văn hoá, tôn giáo, sách vở, bạn bè và cấu trúc gia đình.

Nhưng yếu tố ảnh hưởng đến bé nhiều nhất chính là bạn. Thái độ của ba mẹ đối với thức ăn và bữa ăn cùng với những thức ăn bạn chuẩn bị cho bé sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống từ rất sớm.

Nghe có vẻ khó, nhưng bạn nên cố gắng làm chủ tình huống: bạn sắp đặt bữa ăn nhưng hãy để bé quyết định ăn gì. Cho bé ăn các món lành mạnh và đừng mua quà vặt để ở nhà thì mọi thứ sẽ theo ý bạn.

Cách làm bữa ăn của bé thành công

  • Bạn nên kiên định giải quyết khi bé bỏ thức ăn, ví dụ: dọn dẹp ngay, cho thức ăn mới nếu còn
  • Cho bé ăn món mới có loại thức ăn bé thích để tránh tình trạng bé bỏ bữa.
  • Làm đẹp bữa ăn của bé để bé thấy hứng thú. Ví dụ: làm bữa ăn có hình mặt cười
  •  Dạy bé từ từ cách chuẩn bị bữa ăn cho an toàn
  • Một số bé cần thời gian để chấp nhận thức ăn mới
  • Cố gắng đừng thúc ép bé ăn, la mắng bé hay phạt bé.
  • Bé sẽ ăn hào hứng nhất khi bé không mệt cũng như bữa ăn dọn ra đúng giờ và đều đặn.
  • Bạn có thể ăn chung để bé bắt chước đồng thời khuyến khích bé ăn thức ăn lành mạnh.
  • Tránh cho bé ăn quà vặt không dinh dưỡng.
  • Tránh cho bé uống nước trái cây hoặc sữa gần bữa ăn, bé có thể cảm thấy no và bỏ ăn.
  • Bạn nên nhớ, trẻ em sẽ ăn khi đói và việc bé kén ăn tạm thời là rất bình thường.
  • Tránh để bé phân tâm, như vừa ăn vừa xem tivi chẳng hạn.
  • Làm bé tập trung ăn bằng cách vừa ăn vừa nói chuyện hoặc chọc ghẹo bé.
  • Thường xuyên cho bé ăn bốc sẽ giúp bé tự lập, thậm chí cho bé tự cắt đồ ăn dưới sự giám sát của bạn.

 

  • Cho bé nhiều sự lựa chọn món ăn để hấp dẫn bé.
  • Luôn cố gắng khen và phản hồi tích cực với bé.

Leanne Cooper – nhà dinh dưỡng học và là mẹ của 2 bé trai hiếu động.