Tiêm mũi vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh: Những điều cần biết

Là một trong số những nước có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất thế giới, việc phòng ngừa bệnh lao không chỉ là mục tiêu của mỗi gia đình mà là nỗ lực của cả cộng động. Từ năm 1981 đến nay, việc tiêm mũi vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. 

Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 15 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Năm 2016, Việt Nam phát hiện 105.839 ca bệnh mắc lao, vượt chỉ tiêu cả năm 2016 là 3,5%.

Vì sao tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là việc cấp thiết

Bệnh lao do vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra. Đây là loại vi khuẩn có thể lây truyền qua không khí, tức là nếu hít chung bầu không khí với người bị mắc bệnh lao thì nguy cơ mắc lao cao.

Khi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân dễ bị các biến chứng về phổi, và cũng có thể lây lan sang xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác. Ở giai đoạn chưa có vắc xin ngừa lao, với tỷ lệ tử vong cao, thế giới từng xem bệnh lao là “tứ chứng nan y”.

Tham khảo thêm:

Chính vì bệnh lao rất dễ lây, trong khi Việt Nam lại là một trong số những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới, từ năm 1981, Bộ Y tế đã đưa vắc xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, hiện áp dụng cho trẻ vừa mới sinh có đủ điều kiện sức khỏe.

tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào

Vắc xin phòng lao (Việt Nam đang sử dụng vắc xin BCG) được khuyến cáo tiêm cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh.

Thực tế, với những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì thường được tiêm phòng lao ngay ngày đầu tiên sau sinh.

Với những trẻ sinh non, những trẻ có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì đợi đến khi trẻ có thể trạng tốt, cần tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt.

Hoãn tiêm vắc xin BCG với những trường hợp trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp, đang sốt cao, có bệnh ngoài da trên diện rộng, bị suy giảm miễn dịch nặng, suy dinh dưỡng nặng, trẻ thiếu cân.

Phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng lao BCG

Giống như các loại vắc xin khác, BCG có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu sau tiêm trẻ bị sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo (trong vòng 6 tuần sau tiêm) thì đó là những phản ứng bình thường, cho thấy trẻ đã đáp ứng miễn dịch.

Trong trường hợp các phản ứng sau tiêm trầm trọng như sốt cao, bỏ bú… kéo dài 1-2 ngày; vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần thì cần đưa trẻ đi khám. Đối với những trường hợp trẻ sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt lả, da tím tái, co giật, liệt, hôn mê…phải cấp cứu ngay.

Để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, phụ huynh cần thông báo cho cán bộ tiêm chủng biết tình trạng sức khỏe của trẻ, tiêm xong cần nán lại cơ sở tiêm 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Khi về nhà, trong vòng 48 giờ sau tiêm vẫn cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời xử lý những tình huống xấu nếu không may xảy ra.

Tại Trung tâm tiêm chủng dành cho Trẻ em và Người lớn VNVC, vắc xin phòng Lao luôn có sẵn. Phụ huynh có thể đăng ký tiêm cho con bằng cách đến trực tiếp VNVC, đặt hẹn trước lịch tiêm qua tổng đài hoặc điền thông tin đăn ký tiêm tại đây.