Tiêm mũi 5 trong 1 có bị sốt, ho không? Có nên đổi loại vắc xin không?

Hỏi:

Tôi sắp phải đưa con đi tiêm mũi 5 trong 1. Xin hỏi tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi đầu tiên về trẻ có bị ho, sốt không? Bạn tôi đưa con tiêm vắc xin Quinvaxem lần 1 thì bị sốt 38 độ, ho, và tiêu chảy. Nghe nói tiêm mũi thứ 2 còn sốt, gặp phản ứng phụ mạnh hơn mũi 1. Vậy ví dụ bé nhà tôi đang tiêm Quinvaxem được 1 mũi mà thấy bị sốt cao phản ứng phụ nhiều thì có thể chuyển qua đăng ký tiêm vắc xin 5 trong 1 dịch vụ để trẻ bớt sốt hơn được không? Muốn đăng ký thì thì liên hệ ở đâu? (Trần Tú Hảo, TP. HCM)

Trả lời:

Chào chị,

Thông thường, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 như: sốt nhẹ (38-38.50C), quấy khóc và ăn kém hơn bình thường, vết tiêm sưng nhẹ. Những triệu chứng trên là bình thường và sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Tiêm mũi thứ 2 trẻ còn sốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ.

Khi gặp những biểu hiện trên bố mẹ nên chườm mát, cho trẻ uống nhiều nước/ sữa, dùng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ trên 380C, khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm. Tuyệt đối không nặn chanh hay đắp khoai tây vào vết tiêm theo kinh nghiệm dân gian vì có thể gây nhiễm trùng.

Trong trường hợp trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm vắc xin 5 trong 1 mạnh như: sốt cao trên 39 độ C kèm co giật, tím tái, khó thở hoặc có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan thì Bộ Y tế khuyến cáo không tiêm liều tiếp theo của vắc xin cùng loại.

Hiện có 2 loại vắc xin 5 trong 1 là Pentaxim (dịch vụ) và Quinvaxem (trong chương trình tiêm chủng mở rộng). Vắc xin Pentaxim phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà (thành phần ho gà trong Pentaxim là loại vô bào) – Uốn ván – Bại Liệt – Hib. Vắc xin Quinvaxem phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà (thành phần ho gà trong Quinvaxem là loại toàn tế bào) – Uốn ván – Viêm gan B – Hib.

Sự khác biệt được nhiều người nhắc đến giữa 2 loại vắc xin này là thành phần ho gà. Vắc xin ho gà toàn bào (Quinvaxem) có tỷ lệ phản ứng phụ như sốt, sưng đau tại chỗ cao hơn so với vắc xin chứa thành phần ho gà vô bào (Pentaxim).

Trong trường hợp đang tiêm vắc xin Quinvaxem mà gặp phản ứng phụ mạnh thì có thể chuyển sang tiêm vắc xin Pentaxim.


Quy trình phụ huynh phối hợp cùng cán bộ tiêm chủng kiểm tra tình trạng vắc xin trước khi tiêm được áp dụng tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Dù chọn tiêm vắc xin nào thì điều quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo đủ mũi, đúng lịch tiêm để nâng cao hiệu quả phòng bệnh. Bên cạnh đó cần có bác sĩ chuyên môn thăm khám sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm, nhằm kiểm tra xem trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng hay không.

Với các trung tâm tiêm chủng có hệ thống lưu trữ tự động thông tin lịch sử tiêm chủng của bé, việc kiểm tra, theo dõi này ở những lần tiêm sau sẽ diễn ra nhanh chóng, chính xác và thuận lợi hơn. Đặc biệt, quy trình cha mẹ và cán bộ tiêm chủng cùng kiểm tra lọ vắc xin trước khi tiêm cho bé cần được tiến hành nhằm đảm bảo tiêm đúng loại vắc xin, vắc xin còn hạn sử dụng…

Một lưu ý nữa là sau khi trẻ được tiêm, bố mẹ phải tuân thủ thời gian theo dõi phản ứng sau tiêm của trẻ 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để nhân viên y tế có thể theo dõi sức khỏe của con, đảm bảo sự an toàn của trẻ sau tiêm vắc xin.

Tóm lại, an toàn tiêm chủng không đơn thuần là chất lượng vắc xin, sự tuân thủ quy trình của nhân viên y tế mà còn bao gồm cả sự theo dõi, chăm sóc của gia đình sau khi tiêm chủng cho trẻ.

Để nhanh chóng là thuận tiện, chị có thể đăng ký tiêm tại đây hoặc liên hệ hotline: 1800 6595 để được tư vấn.

Hiện tại, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC hiện có 2 địa chỉ tiêm chủng:

– Tại Hà Nội: 180 Trường Chinh, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa

– Tại Tp.HCM: 198 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận

Trân trọng!

Trung tâm tiêm chủng VNVC