Bé 1 tuần tuổi

Tuần đầu sau khi chào đời đánh dấu một sự thay đổi rất lớn trong cuộc đời của bé sơ sinh. Thay vì được chu cấp hoàn toàn từ mẹ, cơ thể bé bắt đầu vận động trong trạng thái dần dần tự lập. Sự hít thở, tiêu hoá, bài tiết và giao tiếp đều đổi khác so với thời kỳ nằm trong bụng mẹ. Dĩ nhiên, bé 1 tuần tuổi vẫn còn phụ thuộc vào bạn về thể chất lẫn tinh thần trong một thời gian dài sắp tới.

Trong tuần tuổi đầu tiên, bé sơ sinh vẫn giữ những động tác khi còn trong bụng mẹ. Bé cuộn tròn mình và ngủ giấc dài, thỉnh thoảng có những động tác đột ngột ngắn rồi tự điều chỉnh. Nếu bạn cảm thấy mình vẫn còn trong giai đoạn chưa ổn định tâm lý sau sinh, đừng lo lắng. Người mẹ mới sinh con cần thêm vài tuần để trở về thực tế và đối diện với việc luôn chăm sóc bé bên cạnh là một điều đương nhiên.

Cho bé bú sữa mẹ

Nếu bé đang được bú sữa mẹ, đừng nghĩ bạn sẽ không còn nhiều điều lo lắng. Mặc dù cho con bú là hoàn toàn tự nhiên, nhưng nó vẫn đòi hỏi một số kỹ năng, thực hành và sự kiên nhẫn. Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên là điều quan trọng để kích thích bầu vú mẹ cung cấp thêm nhiều sữa.

Bé cũng sẽ phải tự học cách bú mẹ. Khi đói, bé sẽ cho bạn biết bằng những biểu hiện: khóc, miệng tìm vú, vùng vẫy khi được ẵm như thể bị bỏ đói nhiều tiếng.

Nếu bé được bú sữa bình, bạn cần phải cẩn thận đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi pha sữa. Theo các hướng dẫn chung về “khẩu phần” của bé sơ sinh là 150ml mỗi ngày trên mỗi kg cân nặng của bé. Bạn sẽ chia số lượng sữa cần thiết này thành 6-7 lần uống trong 24 tiếng.

Ví dụ: Nếu bé sinh ra cân nặng 3,5kg. Lượng sữa cần là 3.5 x 150 và chia ra 6 hoặc 7 lần. Cứ khoảng 3-4 tiếng, bạn cho bé uống khoảng 75ml – 90ml sữa. Như vậy, bạn có khái niệm về lượng sữa cho bé uống dựa vào độ tuổi và cân nặng của bé.

Giấc ngủ

Trong suốt tuần đầu tiên, bé sơ sinh ngủ gần như suốt ngày suốt đêm. Vì cơ thể bé vẫn cần hồi phục sau khi lọt lòng. Bé cũng có thể bị buồn ngủ do ảnh hưởng của thuốc mê hay tê bạn đã sử dụng trong quá trình lâm bồn. Hãy nhớ luôn làm theo các hướng dẫn để đảm bào sự an toàn cho bé khi ngủ. 

Bé một tuần tuổi thường ngủ ngay trong khi đang bú và rất khó đánh thức dậy. Việc bú sữa cũng làm bé mất năng lượng và làm cho bé mệt. Khi con bạn đang ngủ, có nghĩa bé đang tiết kiệm năng lượng và sinh ra các hormone phát triển...

Thái độ

Bé đang trong giai đoạn yên lặng và chỉ thỉnh thoảng khóc hoặc thút thít cho bạn nhớ sự có mặt của bé trong nhà. Bé thức đòi ăn, quậy quọ một lát rồi lại ngủ. Có khi bé hoàn toàn tỉnh táo khi nhìn thấy bạn. Bé có khả năng phản xạ với giọng nói của ba hoặc mẹ, tiếng nhạc quen thuộc và giọng của trẻ em.

Cố gắng không phán đoán hoặc xét nét đến tính khí của bé trong giai đoạn này. Các bé sơ sinh đều thụ động và yên lặng khi được cho bú. Bé hoàn toàn thoả mãn khi được ôm ấp, vuốt ve và nhận được cảm giác thoải mái, cho đến khi bé lớn hơn một chút, hiểu biết hơn và biết đòi hỏi hơn.

Tã giấy cho bé

Làn da bé sơ sinh vốn mỏng hơn da người lớn đến 30% nên cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh, nên bạn còn chọn loại tã chăm sóc tốt nhất cho làn da của bé. Dòng tã dán sơ sinh Huggies mới với chất liệu siêu mềm mại và thoáng khí từ trong ra ngoài, đảm bảo thấm hút vượt trội giúp bề mặt tã khô thoáng hơn gấp 10 lần để làn da non nớt của bé luôn được chăm sóc tốt nhất.

Bạn cần phải thay đổi tã cho bé mỗi khi tã bị ướt hoặc dơ. Với Tã dán sơ sinh Huggies mới, mẹ có thể kiểm tra vạch hiển thị trên tã, khi vạch chuyển sang màu xanh tức là tã đã bị ướt, mẹ nên thay cho bé ngay. Khi thay, bạn dùng khăn ướt em bé Huggies để nhẹ nhàng lau sạch khu vực tã, đặc biệt chú ý các nếp gấp của da. Bạn không cần thiết phải sử dụng kem chống hăm tã trong độ tuổi này, tuy nhiên, trong trường hợp da bé bị ứng đỏ thì mẹ vẫn nên xức kem cho bé.

Chăm sóc cuống rốn

Cuống rốn của bé có thể rụng trong tuần, hãy giữ cuống rốn khô, sạch và để nó tự rụng. Nếu có thấy chút máu hoặc chất nhờn dính trên tã hoặc áo từ dây rốn, bạn cần nên cẩn thận hơn khi vệ sinh và giữ thật khô với cây bông gòn. Tốt nhất nên vệ sinh chăm sóc vùng rốn ngay sau khi tắm.

Vệ sinh

Bạn có thể đã được hướng dẫn cách tắm em bé trong bệnh viện hoặc bạn đã từng tắm bé sơ sinh trước đây. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì bạn sẽ khá run với công việc này. Tương tự như các việc khác, việc tắm bé cũng cần được làm quen và thực hành để tự tin hơn. Bé sơ sinh không cần tắm mỗi ngày mà chỉ cần lau sạch sẽ người bằng khăn mềm với nước ấm và xà bông dành cho bé, xen kẽ với những ngày tắm rửa kỹ lưỡng.

Nếu bạn sợ bé bị trợt tay và rơi vào nước, hãy nhờ người khác ở cạnh bên trong lúc tắm bé. Đặt khăn lót dưới chậu tắm, không để quá nhiều nước và chọn lúc bạn và bé sẵn sàng và không bị vướng bận hay phân tâm bởi những chuyện khác.

Tắm cho bé là thời gian đặc biệt để mẹ và bé gần gũi hơn nhưng vẫn còn phải mất vài tuần trước khi cả hai cùng yêu thích hoạt động này.

Làm gì với những cuộc viếng thăm??

Bạn sẽ thấy mọi sự chú ý đều tập trung vào em bé và bạn hoàn toàn bị lãng quên. Hoặc thay vào đó, bạn cảm thấy mình đang bị quá nhiều sự quan tâm đến mức ngộp thở. Hãy yêu cầu người thân cân đối lại lịch thăm viếng và gợi ý khéo léo nếu họ kéo dài buổi thăm hỏi.

Phục hồi cơ thể

Bạn đang phục hồi sau khi sinh đẻ và phải mất khoảng 6 tuần sau để cơ thể bạn quay lại trạng thái bình thường. Nếu bạn phải sinh mổ, bị cắt tầng sinh môn, gắp hút để lấy con hay có sự can thiệp khi sinh, bạn sẽ cần nhiều thời gian để hồi phục hơn.

Ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, thời gian tịnh dưỡng sẽ giúp mau hồi phục. Đây là lúc bạn cần tập trung vào việc chăm sóc bản thân thật tốt và thực hiện thiên chức quan trọng của người mẹ.

Cảm xúc

Đừng nghĩ mình có thể trở thành chuyên gia chăm sóc bé ngay lập tức. Mặc dù, bạn đã có thể đọc rất nhiều, tập hợp rất nhiều thông tin và chú ý đến tất cả những lời khuyên, nhưng những điều đó không đảm bảo việc bạn sẽ chăm sóc con bạn dễ dàng hơn. Tuần đầu tiên sau khi sinh là tuần làm cho bạn kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Và bạn sẽ thấy bạn nghĩ việc mình sẽ biết tất cả một cách không thực tế.

Đây là tuần bạn cần phải có không gian và thời gian để hiểu bé. Điều này có thể khó khăn, đặc biệt khi bạn phải tiếp khách viếng thăm và đáp lại những lời chúc mừng. Quan trọng hơn nữa, bạn cũng nên quan sát về sự thay đổi cảm xúc với các mối quan hệ trong gia đình và người thân để tự điều chỉnh.

Vai trò của người cha

Đây cũng là thời điểm thách thức với người cha. Việc sinh đẻ, tình cha con và sự bận rộn suốt giai đoạn mang thai cũng khiến bạn khá mệt nhọc. Bạn nên tranh thủ thu xếp tạm nghỉ công việc nếu có thể. Hãy dành thời gian tìm hiểu và chăm sóc bé, đừng nghĩ người mẹ là “chuyên gia” khi cần quyết định việc chăm sóc bé theo cách nào. Bạn có vai trò quan trọng không kém trong cuộc đời của bé, đặc biệt trong giai đoạn rất sớm này.