Liệu pháp can thiệp

Lóc ối là thuật ngữ khá chuyên biệt của thai kì và chuyển dạ. Đây là cách nhẹ nhàng và ít xâm lấn nhất để khởi phát chuyển dạ. Phương pháp này thường được dùng khi thai đã quá ngày dự sinh hoặc cần giục sinh ở trong trường hợp thai kì có biến chứng nhẹ. Một số cách khác để giục sinh như là bấm ối hoặc truyền thuốc oxytocin.

Mục tiêu của việc lóc ối là để kích thích sản xuất prostaglandin từ lớp nội mạc tử cung. Prostaglandin giúp kích thích tử cung co thắt. Các loại prostaglandin tổng hợp có dạng viên hoặc gel có tác dụng tương tự.

Tại sao phải lóc ối?

  • Để giục sinh trong trường hợp bé bị quá ngày.
  • Để giục sinh nếu mẹ bé muốn sinh đúng ngày. Việc này vẫn còn gây tranh cãi vì quan điểm đạo đức.
  • Giúp cổ tử cung giãn tốt cho cuộc sinh.
  • Kích thích tiết các loại prostaglandins. Chất này do cổ tử cung và tử cung tiết ra để kích thích tử cung co thắt và thúc đẩy quá trình chuyển dạ.
  • Giúp cổ tử cung thuận lợi để sinh nhanh.

Nguy cơ của lóc ối

Đây là cách an toàn và hiệu quả để kích thích các cơn gò trước khi bước vào chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu chưa đến ngày dự sinh, có thể gặp các biến chứng do sinh sớm: Bé có thể nhẹ cân, thân nhiệt chưa ổn định, có vấn đề về hô hấp hoặc khó cho bú.

Hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy lóc ối làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mẹ và bé cả.

Các nguy cơ bao gồm:

  • Bệnh đường hô hấp. Một trong những lợi ích của sinh thường là phổi bé bị đè ép lúc tử cung co. Các dịch ối thừa trong phổi sẽ bị đẩy ra ngoài. Phổi trống thì lúc bé bắt đầu thở phổi sẽ nở hiệu quả hơn.
  • Tăng nguy cơ sinh mổ.
  • Đau (đặc biệt nếu sinh sớm).
  • Đa số bà bầu đều chảy ít máu và tiết dịch nhầy ở âm đạo sau thủ thuật này. Đôi khi nó chỉ mang lại đau đớn chứ chẳng giúp chuyển dạ sớm hơn.


 

Thủ thuật lóc ối thực hiện thế nào?

Bác sĩ sẽ giải thích về thủ thuật này và chỉ tiến hành khi có sự đồng ý của bạn. Bạn và gia đình sẽ được giải thích toàn bộ về lợi ích, nguy cơ và kết quả của việc lóc ối.

Đầu tiên, bạn nên đi tiểu cho trống bàng quang. Bác sĩ sẽ khám bụng bạn lại trước. Sau đó sẽ kiểm tra nhịp tim của bé. Nếu có bất thường thì sẽ không làm lóc ối nữa.

Bác sĩ sẽ đeo găng và dùng 2 ngón tay thăm khám trong âm đạo. Kiểm tra xem cổ tử cung đủ thuận lợi chưa (mềm, giãn, mỏng). Cổ tử cung ở vị trí cao và còn đóng thì không nên thực hiện lóc ối. Nếu không bà bầu sẽ rất đau.

Bác sĩ sẽ sờ được màng ối nằm sát cổ tử cung. Cổ tử cung phải mở đủ để cho 2 ngón tay đưa vào. Nếu cổ tử cung chưa mở, bác sĩ có thể xoa nhẹ nhàng để kích thích cổ tử cung tiết ra prostaglandin. Mục tiêu là bác sĩ sẽ đưa được 2 ngón tay vào cổ tử cung, xoay một vòng 360 độ để tách dần vùng màng ối quanh cổ tử cung ra. Quan trọng là không được làm rách màng ối.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu vỡ ối?

Bấm ối khác với lóc ối. Thủ thuật này đòi hỏi phải có một cây kim đặc biệt và dài, phần đuôi kim giống như kim đan móc. Bác sĩ sẽ đưa kim vào cổ tử cung của bà bầu sau đó đâm một lỗ vào màng ối. Nước ối sẽ trào ra. Thao tác này đôi khi cũng đủ để khởi phát quá trình chuyển dạ rồi, bác sĩ không cần làm thêm gì nữa.

Lóc ối hiệu quả

Khoảng 24% trường hợp thành công, quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu trong vòng 48 tiếng. Đa số bà bầu sinh bé trong vòng 1 tuần sau khi được lóc ối. Nếu quá trình chuyển dạ không xuất hiện sau 36 tiếng, bác sĩ có thể phải tiến hành lóc ối lần 2.

Một số bác sĩ thực hiện lóc ối ở lần khám thai lúc 38 tuần. Điều này là không cần thiết và lại có thể gây nguy hiểm.

Nếu lóc ối không giúp chuyển dạ xảy ra, bước tiếp theo sẽ thực hiện thủ thuật bấm ối và truyền oxytocin. 

Tìm hiểu thêm những bài khác về Sinh con