Tam cá nguyệt thứ 3

Đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể cảm thấy như đã đạt đến được một cột mốc quan trọng. Bắt đầu quý 3 là bạn đã có thể bắt đầu đếm ngược, cho đến khi bạn sinh em bé. Giai đoạn 3, chính thức là khoảng thời gian từ tuần 26 cho đến tuần 40 của thai kỳ. Trên thực tế, còn tùy vào cách tính tuổi thai mà có thể có một hoặc hai tuần thêm bớt.

Đây là giai đoạn mà tất cả các cơ quan và các hệ thống trong cơ thể em bé đã sẵn sàng để sống thêm một quãng thời gian nữa trong tử cung của mẹ. Mặc dù các bộ phận đã được hình thành đầy đủ từ lúc 12 tuần, nhưng chúng cũng cần phải phát triển và trưởng thành hơn rất nhiều cho đến thời điểm này. Các chuyển động của em bé giờ đây mạnh mẽ và chủ động hơn. Khi bé lớn lên thì cũng đồng nghĩa là có ít không gian hơn để di chuyển tự do, vì vậy, bạn sẽ có thể cảm nhận được rõ hơn những chuyển động của bé bên trong.

Mình để cái túi đó đâu rồi nhỉ?

Đây sẽ là thời gian bạn chuẩn bị và đóng gói hành lý đi bệnh viện. Hãy nhớ rằng không phải là bạn sẽ đi xa một tháng, và vì vậy chỉ nên mang theo những gì thật sự cần thiết, như đồ dùng vệ sinh, băng lót, quần áo thoải mái để mặc ban ngày, cũng như áo quần, khăn và tã lót cho em bé. Nếu bạn dự định cho bé bú ngoài, bạn sẽ cần phải mang theo sữa công thức, bình bú và núm vú loại dành cho trẻ sơ sinh.

Lúc rảnh rỗi, bạn nên ngồi lại với ông xã để lên danh sách những người bạn sẽ muốn liên lạc để báo tin mẹ tròn con vuông. Nếu đợi đến khi sinh xong mới nghĩ đến việc này, thì bạn sẽ không thể lục tìm các số điện thoại, hoặc chỉ ông xã tìm giúp ở nơi nào đó trong nhà - đây không phải là lúc để làm những việc này.

Đây là lúc mình được nghỉ ngơi một chút

Hãy trao đổi với những người lớn trong gia đình về việc ai sẽ giúp chăm sóc những đứa con lớn khi bạn sinh em bé. Nếu ông xã sẽ ở lại bệnh viện với bạn, thì thậm chí bạn cần phải sắp xếp để gửi thú cưng của gia đình để ai đó khác chăm sóc chúng.

Đây cũng là thời gian để tổ chức, sắp xếp những việc cần làm. Lên danh sách, gạch đi những việc đã làm, đánh dấu những ngày quan trọng trên lịch, và nói chung là cố gắng thực hiện mọi thứ như dự định. Khi sắp xếp mọi thứ đâu vào đó thì bạn có thể tránh được rất nhiều mối lo và sự căng thẳng.

Những thay đổi về mặt thể chất

  • Cơ thể của bạn lúc này chắc chắn sẽ to hơn, bụng cao và nhô ra nhiều hơn, làm bạn khó thở sâu được như lúc trước. Bạn có thể cảm giác ngày càng cồng kềnh, khó thở và phù lên, một cảm giác không dễ chịu chút nào.
  • Một số phụ nữ khi có thai rất gọn gàng, như thể là có một quả bóng rổ bên dưới áo. Một số khác thì lại trông to từ trước ra sau. Vậy rõ ràng là hình dáng to hay gọn thực sự phụ thuộc vào thể trạng của từng người, và vào sự tăng trưởng của đứa bé bên trong. Không phải bà bầu nào cũng có hình dáng giống nhau.
  • Quý 3 là giai đoạn mà nguy cơ rủi ro có thể ở mức cao nhất. Tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, chảy máu hoặc các vấn đề về lượng nước ối đều có thể xảy ra. Đây là những lý do vì sao đến giai đoạn này bạn cần phải đi kiểm tra thai định kỳ thường xuyên hơn.
  • Bạn có thể thỉnh thoảng cảm thấy chân không vững và dễ bị té. Tránh mang giày cao gót và nên đi đứng từ tốn, cẩn thận hơn.

Những thay đổi về mặt cảm xúc

Bạn sẽ dễ mệt mỏi hơn trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ cảm nhận được rõ ràng những ảnh hưởng của việc nuôi dưỡng em bé lớn lên ở bên trong cơ thể mình. Càng gần thời hạn sinh nở thì càng có nhiều lúc bạn cảm thấy kiệt sức hơn, và bắt đầu thấy chán ngán việc mang thai. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc chung của bạn.

Bạn có thể sẽ quan tâm, lo lắng nhiều hơn về việc chuyển dạ và sinh nở. Mặc dù cũng hiểu rằng không nên quá lo lắng về những điều chưa biết mà hãy cứ để xem mọi thứ diễn ra thế nào, nhưng lúc này bạn sẽ chẳng thể làm được như vậy, đặc biệt nếu bạn vốn là một người muốn mọi thứ luôn được sắp xếp trước và được kiểm soát.

Bạn có thể hết sức tin tưởng vào kế hoạch mình sẽ sinh theo phương pháp tự nhiên, không cần bất cứ sự can thiệp nào của thuốc. Tuy nhiên, hãy nghĩ thoáng hơn một chút, vì dù phần lớn các ca sinh nở đều diễn ra suôn sẻ, vẫn luôn có khả năng cần phải có sự can thiệp nào đó.

Hãy dành thời gian và sức khỏe để lên kế hoạch sinh nở. Nên tham khảo ý kiến của ông xã bạn và xem những gì anh ấy có thể hỗ trợ. Nếu bạn muốn ai đó có mặt khi bạn sinh thì hãy cho họ biết vợ chồng bạn nghĩ thế nào về vai trò tích cực của họ lúc này. Hãy nhớ rằng việc sinh nở luôn là không thể đoán trước được, cho dù bạn có kế hoạch kỹ lưỡng thế nào thì vẫn có những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Bạn có thể bắt đầu tự hỏi rằng mình sẽ đối phó với việc chăm sóc một em bé như thế nào. Nếu bạn đang có con nhỏ cần dành nhiều thời gian và công sức, thì chỉ cần nghĩ đến việc phải lo thêm cho em bé mới sinh thôi cũng đủ làm bạn thấy choáng. Hãy nói chuyện với chồng bạn, và dàn xếp để có được sự hỗ trợ từ anh ấy cũng như những người thân khác trong gia đình và bạn bè.

Những thay đổi của thai nhi trong quý 3

Nếu được sinh ra vào tuần 30 của thai kỳ thì cơ hội sống của em bé sẽ cao hơn rất nhiều so với những tuần trước. Mỗi ngày trong tử cung của mẹ đều rất có ích, giúp cơ thể bé trưởng thành hơn để chuẩn bị cho một cuộc sống độc lập khi chào đời.

Khi khám thai định kỳ, nếu biết đầu em bé không nằm ở vị trí hướng xuống thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Vào đầu quý 3 thì việc thai có vị trí ngôi ngang cũng không phải là không phổ biến. Vị trí này có thể làm bạn hơi khó chịu ở phía dưới mạn sườn, thay vì cái mông tròn, mềm mại, dễ thương nép ở đó thì bạn sẽ cảm thấy cái đầu xương xương cồm cộm.

Những gợi ý cần thiết

  • Hãy nghỉ ngơi và đặt chân lên cao khi bạn có thể. Không nên cố gắng quá. Cần có những giấc nghỉ ngắn vào ban ngày để dưỡng sức.
  • Hãy chuẩn bị đồ sơ sinh sẵn sàng cho em bé. Giặt và xếp sẵn quần áo sơ sinh, tận hưởng niềm vui chuẩn bị đón bé chào đời. Hãy dành ít phút mỗi ngày ngồi trong phòng của bé và nghĩ về cuộc sống mới của bạn khi có em bé. Đó thực sự là một điều đáng yêu và thú vị.
  • Hãy ăn khi đói, và ngưng khi đã no. Bạn sẽ  không thể thoải mái với những bữa ăn lớn vì bụng của bạn không thể chứa nhiều hơn được nữa. Nhớ uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ nước cho cơ thể và giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn. Không nên đến những nơi không có nhà vệ sinh, hoặc ở những nơi cách quá xa nhà vệ sinh, vì vào giai đoạn này, bạn sẽ luôn cần có nó.
  • Hãy đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày, việc này thực sự không buồn cười như bạn thoạt nghĩ. Em bé của bạn cũng sẽ nghe được tiếng nhạc, giọng của ông xã bạn, của những anh chị khác của bé, và cả những tiếng ồn khác xung quanh bé hàng ngày.

Phát triển của thai kỳ theo tuần

Tuần này em bé của bạn đã nặng thêm 300-400 gram. Có thể giải thích lý do vì sao phần lớn thời gian lúc này thai nhi sẽ ngủ, đó là để tiết kiệm năng lượng và tích lũy mỡ cần thiết cho cơ thể.

Thêm thông tin về Mang thai 27 tuần

Tuần này, não của bé đang phát triển với tốc độ nhanh, vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho não như là cá. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ tránh các loài cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao, đó là những loài cá ăn thịt (cá lớn ăn các bé), và những loài nằm ở vị trí cao trên sơ đồ chuỗi thức ăn (ăn những động vật khác ở vị trí bên dưới trong chuỗi)

Thêm thông tin về Mang thai 28 tuần

Nếu được sinh ra vào thời gian này, có lẽ em bé sẽ có thể tự sống được mà không cần quá nhiều sự chăm sóc đặc biệt. Tuy nhên, do khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt chưa tốt, nên bé vẫn sẽ cần được ở trong lồng ấp để giúp duy trì ổn định thân nhiệt.

Thêm thông tin về Mang thai 29 tuần

Phần lớn thời gian thai nhi sẽ ngủ. Khi bé thức, bạn sẽ thấy bụng mình trồi lên trụt xuống ở những vị trí mà em bé di chuyển. Bạn sẽ thấy những cú thúc của đầu gối hoặc khuỷu tay trên thành bụng mình, cảm nhận những nhịp nấc cụt đều đặn của bé ở bên trong. Và còn nhiều điều khác nữa đang diễn ra.

Thêm thông tin về Mang thai 30 tuần

Bé của bạn tăng cân rất nhanh trong tuần này, đến khoảng 450 gram. Như vậy là khá nhiều, nếu so với trọng lượng tăng trung bình của trẻ mới sinh trong những tháng đầu là 150-200 gram/tuần.

Thêm thông tin về Mang thai 31 tuần

Da của em bé rất đỏ và vẫn còn lùng nhùng. Lúc này thai nhi vẫn tiếp tục nhấp nháy di chuyển, chụp và nắm một cách vô thức. Phải vài tháng nữa em bé mới có được những cử động có ý thức và có đích. Sự chuyển động và nghỉ ngơi của thai nhi lúc này theo chu kỳ khá đều đặn.

Thêm thông tin về Mang thai 32 tuần

Tuần này, thai nhi có chiều dài khoảng 44cm. Bộ não của bé đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Do vậy, bạn hãy tăng cường những thực phẩm giàu DHA (Docosahexaenoic Acid) như cá nước lạnh. Hãy xin tư vấn của bác sĩ về việc uống thêm viên bổ sung acid béo này hàng ngày.

Thêm thông tin về Mang thai 33 tuần

Từ tuần này, bạn có thể cảm thấy như em bé “rơi” xuống thấp hơn vào vùng xương chậu của bạn. Như vậy nghĩa là bạn dễ thở hơn nhưng áp lực lên bàng quang thì lại nặng hơn. Nếu đây là lần đầu tiên bạn sinh con, thì không có gì là bất thường nếu thai nhi ở vị trí thấp ở vùng chậu cho đến khi bạn bắt đầu chuyển dạ.

Thêm thông tin về Mang thai 34 tuần

Nếu bạn sinh em bé vào tuần này thì phổi của bé đã có thể hoạt động độc lập hiệu quả. Bé đã có thể tự thở mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào.

Thêm thông tin về Mang thai 35 tuần

Từ tuần này trở đi, thai nhi được xem như là đã đủ ngày đủ tháng, có thể chào đời bất kỳ lúc nào, vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Da của bé đã bớt nhăn nheo, và đã có thể nhận thấy rõ lớp mỡ bên dưới da. Lớp nhầy phủ bên ngoài da giờ cũng bắt đầu tan biến dần.

Thêm thông tin về Mang thai 36 tuần

Tất cả các hệ thống trong cơ thể em bé bắt đầu làm việc từ bây giờ. Em bé của bạn đã sẵn sàng cho một cuộc sống độc lập và chuẩn bị chào đời. Bé vẫn đang tăng trọng lượng và phát triển não. Nếu bạn có kế hoạch sinh mổ chủ động thì đây thường là tuần được chọn để tiến hành mổ lấy thai.

Thêm thông tin về Mang thai 37 tuần

Nếu bạn đã vào bệnh viện thì hãy sẵn sàng bất cứ lúc nào. Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy vẫn chưa chuẩn bị được tinh thần, rất nhiều sản phụ khác cũng cảm thấy như vậy. Khi nào thì chuyển dạ, điều gì dẫn đến việc chuyển dạ để sinh em bé, người ta vẫn chưa hiểu rõ được. Chỉ biết, một giả thuyết cho rằng, khi đó em bé sẽ thải ra một protein đặc biệt khiến người mẹ bắt đầu có cơn co thắt chuyển dạ.

Thêm thông tin về Mang thai 38 tuần

Bạn có thể rất nóng nảy, thậm chí với cái bóng của chính mình, dự đoán, và chờ đợi “giờ G”. Đừng có cảm giác như mình đang có một thai kỳ dài nhất nhân loại bạn nhé, cho dù ngày dự sinh của bạn đã đến và đã qua đi rồi.

Thêm thông tin về Mang thai 39 tuần

Việc em bé chậm ra đời có những ý nghĩa khác nhau đối với mỗi người. Một số bà bầu cảm thấy rất thoải mái về điều đó, vì họ tin rằng em bé sẽ xuất hiện vào giờ khắc hoàn hảo nhất thuận theo tự nhiên. Một số khác thì lo lắng, căng thẳng chờ xem có điều gì xảy ra.

Thêm thông tin về Mang thai 40 tuần